Viên Bổ Máu Fenulin | Canada

Những điều cần biết về xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt

Những điều cần biết về xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt

Những điều cần biết về xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt
10.0 trên 10 được 4 bình chọn

Thiếu máu là bệnh lý rất thường gặp đặc biệt là ở phụ nữ, trẻ em và phụ nữ có thai, và nguyên nhân thường gặp nhất là do thiếu sắt. Bạn nghi ngờ mình đang bị thiếu máu thiếu sắt, có thể bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một vài xét nghiệm, nhưng bạn đã hiểu ý nghĩa của những xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt này chưa?

1. Vai trò của sắt trong cơ thể và nhu cầu sắt của cơ thể:

Sắt là thành phần hiện diện trong cơ thể với lượng rất nhỏ nhưng có vai trò vô cùng quan trọng. Sắt tham gia cấu tạo hemoglobin- chất có mặt trong tế bào hồng cầu, giúp vận chuyển Oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Với những cơ quan như tim, não,.. chỉ cần thiếu oxy một vài phút cũng có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng và không thể phục hồi hoàn toàn. Sắt cũng là thành phần của myoglobin- có trong cơ vân, có tác dụng dự trữ oxy cho hoạt động của cơ vân, chúng sẽ kế hợp với các chất dinh dưỡng khác để gải phóng năng lượng cho sự co cơ.  Bên cạnh đó, sắt cũng là thành phần cấu tạo của một số loại protein và enzyme, có vai trò trong quá trình giải phóng năng lượng khi oxy hóa các chất dinh dưỡng và ATP.

Trong cơ thể, có khoảng 4000mg sắt trong đó 65% tương đương 2500 mg có trong hồng cầu, khoảng 30% dự trữ ở gan, lách, tủy xương. Ở người bình thường, 90-95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ  nguồn sắt do hồng cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, có 5 – 10% (1 – 2mg) lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất cơ thể nhận thêm sắt từ thức ăn, quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày, hành tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng. Trong thực phẩm sắt có 2 dạng:

– Sắt Heme hấp thu tại ruột 25% có trong thức ăn động vật như thịt, gan dưới dạng Hemoglobin, Myoglobin.

– Sắt không Heme hấp thụ tại ruột 1-15% là thực phẩm thực vật như rau củ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thiếu sắt như: do cung cấp thiếu( chế độ ăn kiêng quá mức,…), do nhu cầu tăng( trẻ em giai đoạn dậy thì, phụ nữ có thai,..), do mất máu mạn tính như loét dạ dày, giun móc,….

[Xem thêm: Thiếu máu thiếu sắt: Nguyên nhân và cách phòng tránh]

2. Các xét nghiệm thiếu máu thiếu máu

Khi có chẩn đoán thiếu máu thiếu máu cần dựa vào một số xét nghiệm máu sau:

– Xét nghiệm xác định mức độ và tính chất thiếu máu:.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới( WHO), thiếu máu là tình trạng mà số tế bào hồng cầu hoặc khả năng vận chuyển oxy của chúng không đáp ứng đủ nhu cầu sinh lý, tình trạng này thay đổi theo tuổi, giới tính, chiều cao, hút thuốc, và tình trạng mang thai.

Với tình trạng thiếu máu thiếu sắt, bên cạnh số lượng các tế bào hồng cầu giảm, các tế bào nhỏ hơn và nhạt màu màu hơn so với bình thường.

 

Hematocrit- tỷ lệ phần trăm thể tích máu được tạo thành bởi các tế bào hồng cầu cũng giảm trong thiếu máu. Giá trị bình thường giữa 34,9 và 44,5 phần trăm ở phụ nữ trưởng thành và 38,8 – 50 phần trăm ở nam giới trưởng thành. Những giá trị này có thể thay đổi tùy thuộc vào tuổi

Hemoglobin. Mức hemoglobin bình thường khoảng giữa 11,1 và 15,0 gam / dL (111 – 150 gam / lít), tùy thuộc vào giới tính, tuổi và chủng tộc. Mức hemoglobin thấp hơn bình thường cho thấy đang có tình trạng thiếu máu.

– Xét  nghiệm  đánh  giá  mức  độ thiếu  sắt: Trong thiếu máu do thiếu máu các chỉ số sau đều thay đổi: Sắt  huyết  thanh  giảm,  ferritin  giảm, transferrin tăng; khả năng gắn sắt toàn thể tăng; độ bão hòa transferrin giảmCác chỉ số này chỉ được làm khi có nghi ngờ thiếu máu do thiếu sắt dựa vào các triệu chứng lâm sàng.

– Sau khi có các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt trên, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân. Việc điều trị thiếu máu thiếu sắt phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh nên các xét nghiệm tìm nguyên nhân có vai trò rất quan trọng. Một số xét nghiệm tìm nguyên nhân: Soi dạ dày, soi đại tràng, siêu âm ổ bụng, tím ký sinh trùng đường ruột (trứng giun móc trong phân); CD55, CD59 (chẩn đoán bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm),…

Nếu được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt, bạn thường được kê sử dụng thêm các thuốc sắt bổ sung kết hợp bổ sung từ chế độ ăn.Lựa họn thuốc phù hợp để bổ sung với ít tác dụng không mong muốn nhất luôn là câu hỏi khiến nhiều bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt quan tâm

[Xem thêm : Điều trị thiếu máu thiếu sắt như thế nào cho hiệu quả?]

Bài viết trên hi vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về các xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt. Nếu qua bài viết trên đây bạn còn điều gì thắc mắc, đừng quên liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước : 1800.0016, đội ngũ tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Gọi 098.4607.853 (24/24) hoặc ĐĂNG KÝ để nhận TƯ VẤN TỪ CHÚNG TÔI

Đăng ký tư vấn