Thiếu sắt – Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và hướng điều trị
Thiếu sắt thường diễn biến âm thầm, cho đến khi ta phát hiện ra thì bệnh thiếu máu đã ở mức thiếu máu trung bình hoặc nặng. Làm sao để biết bạn đang bị thiếu sắt và phòng ngừa hiện tượng này xảy ra?
Thiếu sắt là tình trạng lượng sắt trong cơ thể thấp hơn bình thường. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, gây ảnh hưởng đến cơ thể, đặc biệt ở đối tượng phụ nữ có thai và trẻ em. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến thiếu máu thiếu sắt và những dấu hiệu nhận biết, hướng điều trị tình trạng này như thế nào?
Vai trò của sắt trong cơ thể?
Sắt là nguyên tố quan trọng trong cơ thể, sắt cần thiết duy trì chức năng cơ thể, tế bào, da, tóc móng. Sắt tham gia cấu tạo phần hem của hồng cầu. Mà hồng cầu mang oxy tới các cơ quan tổ chức trong cơ thể từ đó các chu trình tế bào được thực hiện. Khi thiếu sắt, sẽ làm giảm chất lượng, số lượng hồng cầu, từ đó làm giảm cung cấp oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Gây ra ảnh hưởng đến toàn cơ thể.
Nguyên nhân thiếu sắt?
Việc cung cấp không đủ sắt cho cơ thể từ chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân thường dẫn đến thiếu sắt. Hoặc ở đối tượng phụ nữ có thai, nhu cầu sắt trong cơ thể tăng lên nhiều lần so với bình thường, việc cung cấp chế độ ăn không đủ đáp ứng nhu cầu sắt cao này.
Ngoài ra, việc giảm hấp thu sắt cũng là nguyên nhân gây nên thiếu sắt. Một số tình trạng bệnh như: viêm dạ dày, viêm ruột; cắt đoạn dạ dày, ruột làm giảm vị trí hấp thu sắt vào cơ thể. Hoặc có thể do ăn một số thức ăn làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong chè, cà phê; nước uống có ga..
Trẻ em cũng là đối tượng có nhu cầu sắt cao, lượng sắt cung cấp được từ thức ăn thường bị mất qua đường tiêu hóa do uống nhiều sữa.
Dấu hiệu nhận biết thiếu sắt?
Các dấu hiệu gợi ý cho tình trạng thiếu máu thiếu sắt gồm mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, da xanh, niêm mạc nhợt, khó thở, tức ngực, hay quên, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, lạnh tay và chân, lông, tóc, móng khô dễ gãy. Các triệu chứng này không đặc trưng cho riêng tình trạng thiếu sắt, do thiếu sắt gây thiếu máu, giảm cung cấp máu nuôi cơ thể, gây lên một loạt các biểu hiện ở các cơ quan. Khi gặp các triệu chứng này, bạn nên kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng của mình và tình trạng hiện tại của bản thân (mang thai, cho con bú, có kinh nguyệt). Bạn nên đến khám bác sĩ để có thể phát hiện bệnh sớm nhất.
[Xem thêm: Thiếu máu ở khi mang thai- Mối nguy cho cả con và mẹ]
Hướng điều trị bệnh
Khi điều trị tình trạng thiếu sắt, cần xác định nguyên nhân để có hướng điều trị tốt nhất. Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh.
Ở giai đoạn đầu, khi tình trạng thiếu sắt còn nhẹ, chưa dẫn tới thiếu máu thì hướng điều trị được khuyến cáo là điều trị bằng các biện pháp không dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn. Chế độ ăn tăng cường bổ sung sắt, tránh các loại thức ăn làm giảm hấp thu sắt, không uống quá 600ml sữa (trẻ>12 tuổi).
[Xem thêm: Trẻ em thiếu máu nên ăn gì ? ]
Khi đã tăng cường bổ sung sắt qua chế độ dinh dưỡng nhưng vẫn không đủ khả năng cung cấp sắt cho cơ thể hoặc tình trạng thiếu sắt đã dẫn tới thiếu máu, bệnh nhân cần bổ sung sắt qua thuốc. Thiếu máu nhẹ có thể bổ sung sắt qua đường uống, sắt đường tiêm có thể được sử dụng khi bệnh nhân không dung nạp đường uống và/hoặc trường hợp thiếu máu thiếu sắt rất nặng. Trong một vài trường hợp thiếu máu rất nặng, thiếu máu mất bù, bệnh nhân có thể được cân nhắc truyền máu.
Phòng thiếu sắt
Việc phòng ngừa thiếu sắt không hề khó khăn mà đem lại hiệu quả cao. Một số biện pháp giúp phòng thiếu sắt:
- Bổ sung sắt trong suốt thời kỳ mang thai. Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo bổ sung 30-60mg sắt nguyên tố ở phụ nữ có thai để phòng ngừa thiếu máu ở mẹ, nhiễm khuẩn huyết hậu sản, trẻ sinh nhẹ cân và sinh non.
- Thực hiện chế độ ăn cân đối giàu sắt, vitamin như thịt bò, hải sản,thịt gia cầm, trứng, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền,… Bổ sung các thêm vitamin C từ các loại hoa quả cam, bưởi, dâu tây, chuối giúp việc hấp thu sắt dễ dàng hơn.
- Không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn.Nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời, vì sắt trong sữa mẹ được hấp thu hơn sữa bột.
[Xem thêm: Uống thuốc sắt đúng cách-5 lưu ý để đạt hiệu quả và an toàn]
Hy vọng, những thông tin trên sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức cơ bản về nguyên nhân, dấu hiệu, hướng phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt đến mọi người.
Trên đây là một số thông tin về bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai. Nếu bạn cần được tư vấn về bệnh, hãy gọi đến tổng đài miễn cước 1800.0016, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.