Viên Bổ Máu Fenulin | Canada

Bổ sung sắt tưởng dễ mà không dễ

Bổ sung sắt tưởng dễ mà không dễ

Bổ sung sắt tưởng dễ mà không dễ
8.2 trên 10 được 10 bình chọn

Nội Dung Chính [Hide]

Thực phẩm chức năng. Đủ hiểu để dùng đúng !

Bên cạnh việc ăn uống hợp lý, thể dục điều độ thì bổ sung dinh dưỡng từ các loại thực phẩm chức năng (TPCN) đang được quan tâm. Thế nhưng, bản chất của TPCN đang bị hiểu chưa đúng dẫn đến những tranh cãi trong cộng đồng người tiêu dùng.

TPCN là thần dược, dùng càng nhiều càng tốt?

Trước tiên, công dụng của TPCN là không thể bàn cãi. Không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản, TPCN còn có giúp phòng bệnh và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, E…), chất xơ và một số thành phần khác. Những lợi ích này giúp người dùng bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết từ thiên nhiên. Bên cạnh việc ăn uống hợp lí và vận động vừa sức thì TPCN sẽ giúp người dùng đạt được sức khỏe tối ưu.

Với những hiệu quả trên, việc người tiêu dùng đổ xô sử dụng TPCN là điều dễ hiểu.Tuy nhiên, xét cho cùng TPCN cũng chỉ là một phương thức bổ sung dinh dưỡng, việc lạm dụng quá đà và không phù hợp với cơ thể mỗi người có thể gây nên tình trạng thừa chất. Nhiều người ngộ nhận đây là thần dược nên có quan điểm dùng càng nhiều càng ngừa được nhiều bệnh.

Khắc phục tình trạng này, dược sỹ CKII Bùi Văn Uy khuyên người tiêu dùng không nên sử dụng TPCN một cách tùy tiện mà nên có cân nhắc: tìm hiểu kỹ thành phần tính năng có phù hợp với việc hỗ trợ chữa bệnh cho mình không, không nên dùng theo quảng cáo hay theo lời khen của người khác vì nhu cầu và thể trạng của mỗi người là khác nhau. Người tiêu dùng có quyền tự mua TPCN chứ không bắt buộc mua theo đơn như dược phẩm, nhưng nếu chưa hiểu kỹ thì nên hỏi ý kiến bác sĩ, lương y, dược sĩ. Những TPCN có hàm lượng hoạt chất chức năng cao hay có thể gây tác dụng không mong muốn trên nhãn đều có lưu ý rõ, phải dùng đúng liều đã chỉ dẫn. Làm được các điều trên sẽ dùng TPCN hợp lý an toàn.

TPCN gây hại cho sức khỏe?

Mới đây, đã có trường hợp người tiêu dùng phản ánh TPCN như thực phẩm bổ sung Vitamin C, thực phẩm bổ sung Canxi và Magie, thực phẩm bổ sung chất xơ từ rau củ, thực phẩm chức năng bảo vệ gan, thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất hàng ngày,… gây ra các biểu hiện thần kinh thể nhược, nhịp xoang nhanh, tăng cân nhanh, buồn ngủ. Trả lời về vấn đề này, PGS. TS. Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam (VAFF) cho rằng đây là kết luận thiếu cơ sở khoa học cũng như không có nghiên cứu trong đó đặt ra mối liên quan của việc bổ sung các thành phần này với các biểu hiện bệnh nêu trên. Ví dụ, Vitamin C là một vitamin tan trong nước, vì vậy sẽ cần bổ sung hàng ngày và lượng dư thừa sẽ được đào thải qua nước tiểu, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo đó, để xác định ảnh hưởng của vấn đề liều lượng từ TPCN, cần thực hiện một nghiên cứu dịch tễ học để kết luận trên cơ sở khoa học.

Nhận định về trường hợp trên, dược sỹ Bùi Văn Uy cũng cho biết thêm nguyên nhân nằm ở việc người tiêu dùng chưa chọn đúng loại phù hợp với cơ thể và sử dụng không đúng liều. “Về bản chất TPCN không độc và an toàn với người sử dụng”, dược sỹ Bùi Văn Uy khẳng định.

Không chỉ Thực Phẩm Bổ Sung Vitamin C, các TPCN thường được tin dùng do tập trung vào nhu cầu cụ thể của mỗi người. Ví dụ như Thực Phẩm Bổ Sung Chất Xơ Từ Rau Củ giúp cải thiện tình trạng táo bón, mang lại cảm giác no rất tốt cho người muốn giảm cân. Hay Thực Phẩm Bổ Sung Canxi và Magie là sản phẩm rất tốt cho thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển nhanh, người trung niên, phụ nữ có thai và cho con bú,… Những TPCN này đều được sản xuất cho các đối tượng nhất định, với quy định nghiêm ngặt về liều lượng và kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo không gây ra những biến chứng hoặc trở ngại trong quá trình sử dụng.

Bản thân TPCN không thể gây nên các biến chứng này, vấn đề là người dùng có hiểu rõ bản thân mình cần gì hay không. Thêm vào đó, nhiều người đề cao tác dụng của TPCN, hoặc ngộ nhận rằng cơ thể đã đủ chất nên bỏ qua các yếu tố khác như ăn uống, vận động, thường xuyên có lối sống không lành mạnh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi có biến chứng, người dùng thường hiểu nhầm là do TPCN mà quên mất đây không phải là thuốc, nên không thể tạo ra những biến chứng y học.

TPCN dù tốt, cũng chỉ là một nguồn bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể chứ không phải là thuốc chữa bá bệnh, và người tiêu dùng vẫn cần chịu trách nhiệm chính về sức khỏe của mình. Bên cạnh TPCN, nên duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, xây dựng lối sống lành mạnh, cân bằng. Đặc biệt, người dùng nên biết rõ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể để lựa chọn các sản phẩm đúng, đồng thời tìm hiểu kỹ về hướng dẫn sử dụng và chỉ tìm đến những thương hiệu uy tín.

Có nên bổ sung sắt trước khi mang thai?

Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ cao bị thiếu sắt do tình trạng mất máu kéo dài qua kinh nguyệt và nhiều nguyên nhân khác. Sắt là một thành phần quan trọng của huyết sắc tố và do đó, sự thiếu hụt sắt kéo dài gây rối loạn quá trình sinh hồng cầu và dẫn đến thiếu máu. Hầu hết phụ nữ trên thế giới bước vào thời kỳ thai nghén không có đủ dự trữ sắt trong cơ thể hoặc thậm chí thiếu sắt thực sự. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, 43% phụ nữ không mang thai trong độ tuổi 15 – 50 ở các nước đang phát triển có thiếu máu. Trong thời kỳ mang thai, tỷ lệ này tăng lên 56%. 80% các trường hợp thiếu máu thường có nguyên nhân do thiếu sắt. Thiếu máu trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai, gây giảm trọng lượng thai.

Để đảm bảo đủ nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ phải có dự trữ sắt ít nhất 300mg trước khi thụ thai. Việc bổ sung sắt trước khi mang thai giúp cải thiện dự trữ sắt, giảm đáng kể nhu cầu bổ sung sắt trong thời kỳ mang thai và đem lại kết quả tốt hơn cho thai nghén.

Hiện nay, bổ sung sắt phối hợp với acid folic hằng tuần là phương pháp dự phòng thiếu sắt được WHO khuyến cáo sử dụng rộng rãi ở những phụ nữ chuẩn bị mang thai.

Ngoài ra, bạn nên tăng cường các thực phẩm giàu sắt. Sắt trong thực phẩm được chứa chủ yếu ở các loại rau (rau ngót, rau muống), thịt nạc (thịt bò, thịt trâu) và cá biển, trong đó loại sắt từ thịt được hấp thu tốt hơn từ rau 2 – 3 lần, sự có mặt của thành phần sắt trong thịt cũng tăng cường sự hấp thu của loại sắt trong rau và ngược lại.

Những hệ lụy khi cơ thể thiếu máu thiếu sắt

Thiếu sắt có thể gây mệt mỏi và làm giảm khả năng làm việc thể chất ở người lớn, cũng như có thể ảnh hưởng đến trí nhớ hoặc các chức năng tâm thần khác ở tuổi thiếu niên. Các biểu hiện mất ngủ, mệt mỏi, kém chú ý, kém tập trung, dễ bị kích thích hay gặp ở những người thiếu máu. Kết quả học tập của các em học sinh bị thiếu máu thấp hơn hẳn so với trẻ không bị thiếu máu và có thể khắc phục được sau khi bổ sung thêm viên sắt.

Khi bị thiếu máu nặng và kéo dài, hiện tượng thiếu ôxy trong máu có thể làm tổn thương tim, não và các cơ quan khác của cơ thể. Thiếu máu ảnh hưởng tới các hoạt động cần tiêu hao năng lượng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, công suất lao động của những người thiếu máu thấp hơn hẳn người bình thường, thậm chí cả khi bị thiếu sắt mà chưa bộc lộ thiếu máu. Thiếu máu ở mức độ rất nặng có thể gây tử vong. Thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất. Tuy nhiên, nó cũng là loại dễ điều trị nhất nếu sớm phát hiện nguyên nhân.

Bổ sung sắt đúng cách

Thiếu sắt là một vấn đề thường gặp. Những đối tượng có nguy cơ cao thiếu sắt như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, phụ nữ có kinh nguyệt nặng, những người hiến máu thường xuyên, người ăn chay hoặc thuần chay; xảy ra phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.
Vậy những biểu hiện nào giúp bạn nhận biết có thể mình bị thiếu chất này và cần lưu ý gì khi bổ sung sắt bằng thuốc?

Ai cần bổ sung sắt?

Bệnh thiếu sắt có thể do chế độ ăn kiêng hoặc ăn uống thiếu khoa học, các chất dinh dưỡng nghèo nàn. Những triệu chứng của bệnh thiếu sắt là: cảm thấy mệt mỏi, rụng tóc, kém tập trung, đau đầu và móng tay giòn, dễ gãy.

Mọi dưỡng chất cung cấp cho cơ thể tốt nhất đều theo cách tự nhiên. Tuy nhiên, đối với những trường hợp sau có thể cần được chỉ định bổ sung sắt như: phụ nữ kinh nguyệt dài, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ sinh thiếu tháng và những người bị rối loạn hấp thụ sắt, đối tượng sau phẫu thuật hoặc bị chảy máu đường tiêu hóa và sinh sản… Liều lượng, thời gian theo chỉ định của bác sĩ.

Các lưu ý khi dùng thuốc chứa sắt

Chỉ bổ sung bằng thuốc chứa sắt trong các trường hợp: Thiếu máu thiếu sắt cấp tính, hay kéo dài; phòng thiếu máu thiếu sắt cho những đối tượng có nguy cơ cao thiếu sắt như phụ nữ có thai, hội chứng suy dinh dưỡng, sau cắt dạ dày…

Những bệnh thiếu máu không do thiếu sắt (thiếu máu huyết tán, thiếu máu do nhiễm độc chì, thiếu máu do bệnh Thalassémie, suy tủy…) thì không được dùng thuốc có sắt.

Trên thị trường thuốc chứa sắt có nhiều loại: Có thể dưới dạng sản phẩm đơn thành phần (chỉ chứa sắt) hoặc phối hợp với acid folic, vitamin B12, vitamin C…; được bào chế dưới dạng viên (nén, nang, bao phim), hỗn dịch, dung dịch, sirô, thuốc giọt… Acid folic được thêm vào để hạn chế sự rối loạn tiêu hóa thường có liên quan với hầu hết các chế phẩm sắt uống và đề phòng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu folat và cũng là một chất rất cần thiết với bà bầu (phòng ngừa dị tật thai nhi). Vitamin C giúp tăng sự hấp thu sắt và tăng sức đề kháng cho cơ thể…

Khi bổ sung sắt bằng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng tránh quá liều (nhất là khi dùng liều cao, kéo dài). Vì khi thừa sắt, nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe sẽ xảy ra như: mệt mỏi, căng thẳng, tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn… thậm chí là các vấn đề nghiêm trọng như tổn thương gan, gây ra các vấn đề về tim mạch, tiểu đường, viêm khớp, ung thư… Nồng độ sắt cao còn ức chế việc hấp thụ các chất khác như canxi, kẽm, magie… dẫn tới thiếu hụt các khoáng chất này, cũng sẽ làm cho cơ thể bị rối loạn.

Khi được bác sĩ kê đơn dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để dùng sắt sao cho có hiệu quả nhất:

Thời điểm và cách uống: Do sắt được hấp thu tốt hơn nếu uống lúc đói và các chất trong thức ăn (đặc biệt là những thức ăn chứa nhiều canxi) sẽ làm ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt, nên thời điểm tốt nhất để uống viên sắt thường là trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Uống thuốc với ít nhất nửa cốc nước và không nhai viên thuốc khi uống (đối với các dạng viên). Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người già không dùng dạng viên mà dùng dạng giọt hoặc sirô (dễ nuốt). Cần theo đúng chỉ dẫn về liều lượng số giọt hoặc thìa đong thuốc hợp với từng lứa tuổi. Khi uống dạng sirô răng sẽ có màu đen (khắc phục bằng cách hút qua ống hút. Pha vào nước rồi hút). Không uống thuốc khi nằm. Khi uống thuốc phân có màu đen. Hiện tượng này không nguy hiểm và sẽ hết khi ngừng thuốc.

Chú ý tương tác với các thuốc dùng cùng: Sự hấp thu sắt bị ức chế bởi các chất như magie trisilicate, các thuốc kháng acid, thuốc chứa canxi, caffein… Do vậy, tránh sự tương tác bất lợi này cần sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt trước 1 giờ hoặc 2 giờ sau khi sử dụng các loại thuốc này.

Hàng ngày nên ăn những thực phẩm giàu chất sắt như: hàu, thịt bò, cá và thịt gà… Ăn những thực phẩm này kèm với những thực phẩm, hoa quả giàu vitamin C để giúp hấp thu sắt tốt hơn. Tránh uống trà, cà phê gần bữa ăn (nên uống cách bữa ăn ít nhất 1 giờ), vì những thức uống này có chứa caffein, tanin làm giảm đáng kể khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.

Những lưu ý đặc biệt trong cách uống sắt cho bà bầu

Mang thai mẹ cần phải bổ sung sắt, tuy nhiên không phải ai cũng bổ sung đúng cách, đúng liều và khi nào. Cơ thể người mẹ rất nhạy cảm khi mang thai vì thế kể cả khi phải uống sắt cũng cần có những lưu ý vừa để tăng khả năng dung nạp, hấp thụ sắt, vừa giảm được những tác dụng phụ của sắt. Vậy những lưu ý đặc biệt khi bổ sung sắt cho bà bầu là :

Không uống sắt chung với can- xi, không dùng vitamin tổng hợp có đồng thời sắt và canxi

Sắt khá khó hấp thu và dễ bị cạnh tranh hấp thu bởi can xi, vì thế nếu bạn đang uống can xi hoặc một thuốc có chứa canxi, đừng uống thuốc sắt và thức ăn bổ sung sắt gần giờ uống canxi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, uống 300 mg canxi gần thời điểm uống sắt thì gần như sắt không thể hấp thụ.

Ngoài canxi, các chế phẩm chứa các vi lượng khác như kẽm, đồng, magie đều làm giảm nghiêm trọng khả năng hấp thu sắt, đây là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều mẹ uống sắt, uống vitamin tổng hợp rất nhiều nhưng vẫn thiếu sắt .

Thêm thực phẩm giàu vitamin C tăng hấp thu sắt

Khi uống sắt, để tăng khả năng hấp thu sắt nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C hoặc ăn thêm các loại rau củ quả có thêm sắt. Bạn có thể cung cấp vitamin C cho cơ thể bằng một ly nước ép cam hoặc cà chua, vài quả dâu, ớt chuông xắt lát hoặc nửa quả bưởi.

Không uống sắt chung với các thức uống như café, trà

Không may cho những người uống cà phê và trà. Cả cà phê và trà ức chế sực hấp thu sắt của cơ thể, cơ chế ngăn cản này chiếm tới 39 đến 60% lượng sắt mà bạn được cung cấp sau mỗi bữa ăn. Các hợp chất như polyphenols, chịu trách nhiệm về hành động ức chế này có mặt với hàm lượng lớn trong đồ uống như cà phê, trà và rượu vang . Mặc dù polyphenol cung cấp nhiều lợi ích bệnh trong việc phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên nó lại ngăn cản sự hấp thụ tối đa chất sắt từ thực phẩm trong mỗi bữa ăn.

Sắt từ động vật hấp thu tốt hơn hẳn so với sắt thực vật

Mặc dù sắt cũng có trong các loại rau có màu xanh sẫm như cải bó xôi, rau ngót… nhưng Sắt có trong thực vật có hàm lượng thấp hơn hẳn và khó hấp thu hơn sắt trong động vật.

Các loại động vật thân mềm như chai, sò, hàu, gan động vật hoặc phần thăn thịt bò, cừu đều là những thực phẩm giàu sắt bà bầu có thể bổ sung. Tuy nhiên, gan động vật chứa khá nhiều chất Sắt, tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên dùng nhiều.

Tác dụng phụ khi uống thuốc sắt

Vì kém hấp thu cũng như đặc trưng của Ion Sắt trên tiêu hóa mà thuốc sắt thông thường hay gây ra các tác dụng không mong muốn như:

– Gây buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, táo bón.
– Sắt tanh, khó uống
– Mặc dù dùng với thức ăn cải thiện khả năng dung nạp,nó làm giảm khả dụng sinh khả dụng sắt
– Một nhược điểm quan trọng khác là độc tính tiền ẩn của chúng trong trường hợp dùng quá liều, tác dụng phụ này hay gặp đối với trẻ em nên bổ sung sắt cho trẻ phải cực kì cẩn thận.
– Đổi màu răng

Nguyên nhân của các tác dụng phụ của thuốc Sắt là do lượng ion sắt tự do quá nhiều trong quá trình hấp thu sắt, để hạn các tác dụng này nếu có một cơ chế hấp thu mới, một dạng dùng mới, hạn chế giải phóng ion sắt tự do sẽ khắc phục được các tác dụng kể trên

Fenulin. Lựa chọn hàng đầu cho phụ nữ mang thai và người thiếu máu

– Ít tanh
– Không gây táo bón
– Không kích ứng dạ dày
– Không tương tác với sữa và thức ăn và thuốc

Bổ sung sắt cũng phải đúng cách

Sắt có nhiều trong thức ăn. Thuốc chứa sắt lại rẻ tiền, nhưng do chưa biết rõ sự hấp thu sắt, ăn và dùng thuốc đúng cách nên bệnh thiếu máu do thiếu sắt vẫn khá phổ biến ở người mang thai, trẻ em.

Những lý do thiếu sắt thường gặp

– Mất máu cấp tính (do bị thương) hay kéo dài (do rong kinh, bị giun móc, trĩ).

– Rối loạn tiêu hoá dẫn đến hấp thu sắt kém.

– Có thai, nhu cầu sắt tăng cao nhưng ăn không đủ lượng thức ăn chứa sắt cần thiết.

– Trẻ em trong năm đầu cần nhiều sắt. Cho ăn không đúng cách sẽ bị thiếu sắt.

Nhu cầu sắt hàng ngày: nam 1mg, nữ 1,6 – 2mg. Trẻ mới sinh đã có một lượng sắt dự trữ khoảng 0,25g. Ở trẻ sinh non, sinh già tháng, suy dinh dưỡng bào thai, lượng sắt dự trữ còn ít hơn, chỉ khoảng 0,15g. Từ khi mang thai cho đến khi nuôi con bú đến 6 tháng tuổi, bà mẹ phải mất đi khoảng 955mg sắt (bao gồm: cho thai 450mg, ở nhau thai 150mg và mất máu khi sinh 175mg và tiết vào sữa cho con 180mg). Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi, thanh thiếu niên từ 14 -18 tuổi, người mang thai cần một lượng sắt nhiều hơn. Thiếu sắt thường xảy ra trẻ em và người mang thai. Theo các số liệu nghiên cứu có 40 – 50% phụ nữ mang thai bị thiếu sắt (thay đổi theo vùng).

Thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu nhược sắc. Người lớn thì kém minh mẫn, dễ mệt, hay quên, hay chóng mặt, ù tai, năng suất lao động giảm, trẻ em thì hay quấy khóc, vật vã, chán ăn ngủ ít, giảm trí nhớ. Riêng người có thai thiếu sắt sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Ngoài ra, thiếu máu do thiếu sắt còn làm giảm trương lực cơ, bắp thịt nhão, chậm biết ngồi, biết đi. Thiếu máu còn làm tim đập nhanh hơn (để đáp ứng nhu cầu cung cấp ôxy cho các cơ quan tổ chức), nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim.

Bổ sung bằng thực phẩm, ăn gì để bổ sung sắt?

Có nhiều loại thức ăn bổ sung sắt: Lượng sắt (tính bằng mg) trong 100 gam thực phẩm lần lượt là: tiết bò (52), men bia khô (16), gan lợn (10), thịt bò (2,7), trứng gà (2,2), cua biển (3,8) mực tươi (0,6) cá chép, cá trê, cá đối (0,8) mộc nhĩ (65), nấm hương khô (35), đậu nành (11), vừng (10), đậu xanh (4,8), cần tây, cần ta (3), rau ngót (2,7) củ cải (2,9), rau dền trắng (6,1) rau dền đỏ (5,4), các loại rau thơm (3,8).

Theo đó, thức ăn thực vật phần lớn chứa sắt ít hơn thức ăn động vật, thức ăn động vật sống dưới nước chứa ít sắt hơn loại động vật sống trên cạn. Cơ thể hấp thu được 10 – 15% thức ăn động vật nhưng chỉ hấp thu được 5% trong thức ăn thực vật (tính trung bình chỉ 10%). Song trong thức ăn động vật thì sắt dạng hemoglobin thường chiếm chủ yếu (như trong tiết) lại rất khó hấp thu. Người ăn chay ròng sẽ thiếu sắt, nhưng người chỉ ăn nước thịt bò ép cũng chỉ đưa vào cơ thể chất protein (giúp cho sự tổng hợp globin) chứ không đưa chất sắt vào cho cơ thể được. Ngoài ăn thức ăn chứa chất sắt, cần ăn các thức ăn có chất porphyrin (để tạo ra nhân pyrol) và chất protein (để có globin và vitamin) mới tạo ra được huyết cầu tố.

Người chỉ ăn thức ăn thực vật tính ra có thể đủ lượng sắt nhưng vẫn bị thiếu máu do không tạo ra được huyết cầu tố.

Các thức ăn quá giàu phospho sẽ gây kết tủa sắt làm giảm sự hấp thu sắt. Vitamin C (và một số vitamin nhóm B như B6) giúp sự hấp thu sắt và tổng hợp huyết cầu tố.

Ngoài thức ăn thông thường còn có thực phẩm chức năng bổ sung chất sắt.

Như vậy, muốn đủ sắt thì phải ăn một lượng sắt gấp 10 lần nhu cầu khuyến cáo (vì cơ thể chỉ hấp thu trung bình 10%), ăn dạng sắt dễ hoà tan trong cả động vật và thực vật, kèm theo phải ăn đủ chất đạm, không ăn quá nhiều thức ăn giàu phospho và nên ăn thức ăn có vitamin C.

Bổ sung sắt bằng thuốc, các loại thuốc bổ sung sắt

Khi thiếu sắt cấp tính hay kéo dài thì nhất thiết phải bổ sung bằng thuốc. Sau khi phục hồi đủ sắt mới chuyển sang duy trì bằng chế độ ăn giàu chất sắt. Ngoài ra cần phải chữa các bệnh gây thiếu sắt (như tẩy giun móc).

Có loại thuốc chứa sắt thuần tuý (viên sắt fumarat, sắt gluconat, sắt succinat, sắt oxalat, sắt tatrat, sắt II sulfat). Có loại phối hợp chất sắt với acid folic (viên probofex.) Người có thai trong suốt thai kỳ cần uống viên sắt kết hợp với acid folic. Khi dùng viên sắt thuần tuý sẽ bị táo bón nên trong một số viên sắt người ta cho thêm dược liệu có tính nhuận là đại hoàng, nhưng nếu dùng nhiều đại hoàng sẽ bị tiêu chảy, ngừng dùng sẽ hết. Để tránh hiện tượng này không nên dùng quá liều lượng. Cũng như khi ăn muốn dùng viên sắt có hiệu quả thì không dùng viên sắt đã bị quá hạn kém phẩm chất (vì đã chuyển sang dạng sắt khó hoà tan), kèm theo phải ăn đủ chất đạm.

Cần tránh các trường hợp hay nhầm lẫn: Bệnh thiếu máu ác tính do thiếu B12, thì chỉ cần dùng vitamin B12. Còn những sản phẩm vitamin B12 kết hợp với vitamin B1, B6 (như terneurin, becofort) trước đây dùng chữa đau dây thần kinh, một số người thiếu máu do thiếu sắt đúng ra phải dùng viên sắt nhưng nhầm lẫn chỉ dùng sản phẩm kết hợp này để chữa là không đúng, vừa lãng phí vừa không đưa lại hiệu quả.

Có bệnh do thiếu hay thừa sắt nhưng lệ thuộc vào hormon hepcidine. Chứng nhiễm sắc tố sắt di truyền (hemochrommatose): sắt hấp thu vượt mức mỗi ngày 2 – 3mg ngay từ khi sinh, tích luỹ dần, nhưng sau tuổi biết đi mới có triệu chứng (da thâm đen, gan to, lách to chắc cứng, kèm theo cổ trướng, đái tháo đường). Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm (thalassemie): gây quá tải sắt trong máu dẫn đến ngộ độc sắt. Bệnh thiếu máu sắt mạn tính: sắt không đưa được vào trong tuỷ xương để tạo hồng cầu. Với các bệnh này người ta dùng hepcidine (khi thiếu) và chất ức chế hepcoidine (khi thừa) để chữa hoặc theo các cách chữa cổ điển khác. Các trường hợp này cần khám chữa theo đơn của thầy thuốc chuyên khoa.

Vai trò của máu đối với cơ thể

Máu – một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là ác tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Chức năng chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như khí carbonic và acid lactic.

Máu cũng là phương tiện vận chuyển của các tế bào cả tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể lẫn tế bào bệnh lý và các chất khác nhau (các amino acid, lipid, hormone) giữa các tổ chức, cơ quan trong cơ thể. Các rối loạn về thành phần cấu tạo của máu hay ảnh hưởng đến sự tuần hoàn bình thường của nó có thể dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác nhau.

Chức năng và vai trò của máu:

Máu có chức năng vận chuyển và tác động giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động đúng theo vòng tuần hoàn.

Máu vận chuyển oxi từ phổi đến các tế bào của cơ thể và ngược lại vận chuyển khí carbonic từ tế bào về phổi để được đào thải ra môi trường bên ngoài.

Vận chuyển chất dinh dưỡng từ ống tiêu hoá đến các tế bào và vận chuyển các sản phẩm đào thải từ quá trình chuyển hoá tế bào đến cơ quan đào thải.

Vận chuyển hormon từ tuyến nội tiết đến các tế bào đích.

Ngoài ra máu còn vận chuyển nhiệt ra khỏi tế bào đưa đến hệ thống mạch máu dưới da để thải nhiệt ra môi trường.

Máu tham gia điều hoà pH nội môi thông qua hệ thống đệm của nó.

Ðiều hoà lượng nước trong tế bào thông qua áp suất thẩm thấu máu.

Máu cũng có khả năng tham gia vào cơ chế tự cầm máu, tránh mất máu cho cơ thể khi bị tổn thương mạch máu có chảy máu.

Cung cấp oxi để sản xuất năng lượng cho toàn bộ cơ thể.

Hệ lụy khi cơ thể thiếu máu:

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ hồng cầu. Tình trạng này có nguyên nhân chủ yếu là do mất máu, sự phá hủy các tế bào hồng cầu, hoặc cơ thể không đủ khả năng để tạo ra đủ tế bào hồng cầu. Có nhiều loại bệnh thiếu máu. Loại phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu máu gây đến những hệ lụy xấu cho cơ thể. Thiếu sắt có thể gây mệt mỏi và làm giảm khả năng làm việc thể chất ở người lớn, cũng như có thể ảnh hưởng đến trí nhớ hoặc các chức năng tâm thần khác ở tuổi thiếu niên.

Các biểu hiện mất ngủ, mệt mỏi, kém chú ý, kém tập trung, dễ bị kích thích hay gặp ở những người thiếu máu. Kết quả học tập của các em học sinh bị thiếu máu thấp hơn hẳn so với trẻ không bị thiếu máu và có thể khắc phục được sau khi bổ sung thêm viên sắt.

Khi bị thiếu máu nặng và kéo dài, hiện tượng thiếu oxi trong máu có thể làm tổn thương tim, não và các cơ quan khác của cơ thể. Thiếu máu ảnh hưởng tới các hoạt động cần tiêu hao năng lượng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, công suất lao động của những người thiếu máu thấp hơn hẳn người bình thường, thậm chí cả khi bị thiếu sắt mà chưa bộc lộ thiếu máu.

Thiếu máu ở mức độ rất nặng có thể gây tử vong. Thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất.

Thiếu máu nếu phát hiện sớm rất dễ khắc phục bằng các thực phẩm tự nhiên và thực phẩm chức năng có tác dụng bổ máu.

Chế độ dinh dưỡng trong điều trị thiếu máu thiếu sắt

Vậy, ăn gì bổ máu? Chế độ dinh dưỡng trong điều trị thiếu máu thiếu sắt bao gồm: đủ năng lượng, giàu đạm nguồn động vật, đủ vitamin C, hạn chế các thực phẩm ảnh hưởng đến hấp thu sắt và chế biến thực phẩm để đảm bảo hấp thu sắt tốt hơn.

Những thực phẩm bổ máu giàu sắt bao gồm:

– Trứng các loại (trứng gà, trứng vịt).

– Gan (bò, lợn, gà, vịt, ngan) và các nội tạng khác (tim, thận).

– Thịt các loại: bò, lợn, gà, vịt.

– Cá, thủy sản: bao gồm cua biển, tôm, cá thu, trai, hàu, cá mòi, cá cơm.

– Các loại rau lá màu xanh như cần tây, rau đay, rau dền các loại, xương xông, lá lốt, rau ngót, rau bí, rau cải xanh, cải soong.

– Quả chín: đu đủ, táo tây, hồng xiêm, lê.

– Đậu đỗ như đỗ tương, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ xanh.

– Các loại thực phẩm bổ sung sắt như bánh bích quy bổ sung sắt, các loại ngũ cốc ăn liền, nước mắm bổ sung sắt, bột mỳ bổ sung sắt, sữa có bổ sung sắt.

– Gạo lứt nhiều sắt hơn gạo xay xát kỹ.

Các thực phẩm ảnh hưởng hấp thu sắt:

Một số thực phẩm cho người thiếu máu không chứa sắt nhưng khi ăn cùng với các loại thực phẩm giàu sắt có thể giúp tăng hấp thu sắt hơn. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt (có trong bưởi, cam, chanh, ổi, dâu tây, nhãn, quýt, ớt, cà chua…). Một cách khác để tăng hấp thu sắt từ nguồn gốc thực vật là ăn cùng thịt trong bữa ăn, thịt cũng là nguồn thực phẩm giàu sắt.

Một số loại thực phẩm ăn vào có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt. Uống cà phê hoặc trà khi ăn có thể làm giảm hấp thu sắt từ 50 – 60%. Phytat trong một số loại ngũ cốc, đậu đỗ, phosphat trong nước coca cola có thể gây trở ngại cho sự hấp thu sắt. Calci cũng có thể làm giảm hấp thu sắt trong bữa ăn, tuy nhiên chỉ nhận thấy các ảnh hưởng khi bổ sung calci với hàm lượng cao hơn là với chế độ ăn giàu calci.

Bạn gái tuổi dậy thì. Đừng quên bổ sung sắt trong chu kỳ

Thiếu máu do thiếu sắt khiến thiếu nữ trong độ tuổi dậy thì thường xuyên bị mất tập trung, suy giảm trí nhớ, chỉ số IQ bị giảm từ 5 – 10 điểm, người thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, khả năng tư duy thấp ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như sự phát triển lâu dài về thể chất.

Do đó, việc bổ sung sắt cho thiếu nữ trong giai đoạn chu kỳ là một việc làm cần thiết.

Nguyên nhân thiếu sắt

Chế độ dinh dưỡng dinh dưỡng không đúng cách: Thông thường việc ăn đủ bữa được chú trọng còn đủ chất thì hiếm người quan tâm, có người còn ăn chay và ăn kiêng hoặc không ăn một số loại cá (giàu chất sắt) hay thịt đỏ. Thậm chí, trẻ nhỏ không hoặc ít bú sữa mẹ do mẹ kiêng để giữ vóc dáng trong khi chất sắt trong sữa mẹ được hấp thu tốt hơn gấp 5 lần sữa động vật.

Chu kỳ kinh nguyệt và phụ nữ trong thời kỳ sinh sản: Với bạn gái trong độ tuổi dậy thì, hằng tháng sẽ mất một lượng máu đáng kể, chưa kể những trường hợp bị rong kinh thì tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.Nhu cầu sắt của nữ ở độ tuổi dậy thì khoảng 41,3mg/ngày, trong khi đó, ở mỗi kỳ kinh nguyệt, lượng máu mất đi khoảng 40-60ml tương ứng khoảng 20-30mg sắt hao hụt khỏi cơ thể.Và nếu dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu máu do thiếu sắt rất dễ xảy ra đối với bạn gái trong độ tuổi dậy thì.

Bị nhiễm giun sán và các bệnh khác như chảy máu cam, loét dạ dày tá tràng… cũng sẽ mất đi một lượng máu gây thiếu máu nhược sắt. Ấu trùng giun khi vào cơ thể người sẽ hút hết các chất dinh dưỡng, làm tổn thương màng ruột. Đồng thời, khi hút máu, giun còn tiết ra chất chống đông máu làm máu chảy nhiều dẫn đến thiếu máu nặng.

Khi thiếu sắt, cơ thể không thể sản xuất đủ hemoglobin, thành phần trong các tế bào hồng cầu giúp cho quá trình vận chuyển oxy đến các tế bào của cơ thể.Vì vậy, khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu. Nghiêm trọng hơn cả là những hệ lụy kéo theo sau đó như các hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, lười vận động, trí nhớ kém, mau quên, khả năng tư duy thấp, dễ buồn ngủ, thiếu tập trung ảnh hưởng đến kết quả học tập. Đây là những điều mà các bậc phụ huynh thường lơ là, chủ quan và không quan tâm đúng mực cho bữa ăn cũng như nguồn dinh dưỡng của trẻ.

Bổ sung sắt cho bạn gái tuổi dậy thì như thế nào là hợp lý?

Bổ sung chất sắt cho các bạn gái tuổi dậy thì gần như là một việc không thể nào lãng quên và cần thực hiện kịp thời. Phụ huynh cần bổ sung cho các em theo liều lượng một viên sắt mỗi tuần liên tục ba tháng rồi nghỉ, ba tháng sau tiếp tục bổ sung trong ba tháng và lặp lại chu kỳ này. Riêng trong giai đoạn “nguyệt san”, các em có thể bổ sung viên sắt mỗi ngày. Với liệu trình cách quãng này sẽ giúp tránh tình trạng ức chế hấp thu các khoáng chất khác, giảm tác dụng phụ của chất sắt khi sử dụng và gia tăng tuân thủ điều trị phác đồ bổ sung hằng ngày.

Ngoài ra, phụ huynh cũng cần lưu ý sử dụng các thực phẩm giàu chất sắt trong bữa ăn hằng ngày cho các em thông qua các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật như thịt, cá, trứng, rau củ xanh tươi, đồng thời sử dụng nhiều trái cây giàu vitamin C giúp hấp thu tốt chất sắt. Ngoài ra phụ huynh cũng nên tẩy giun cho các em định kỳ mỗi năm 2 lần – một giải pháp giúp phòng chống bệnh thiếu máu thiếu sắt.

Phụ nữ mang thai: + 20 mg so với nhu cầu bình thường ở từng độ tuổi.
Phụ nữ cho con bú: + 39,2 mg so với lúc chưa có thai.

Bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Theo các nhà khoa học, bà bầu cần lượng sắt cho cơ thể 30mg/ngày, nếu không cung cấp đủ, bạn sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.

Vì sao bà bầu cần uống viên sắt?

Hỏi: Tôi được biết phụ nữ có thai nhất thiết phải uống viên sắt. Vì sao lại như vậy và có thể dùng loại thuốc nào khác thay thế được không? (Mai Hồng – Từ Liêm, Hà Nội)

Trả lời:

Thạc sỹ Nguyễn Duy Ánh – Phó giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội – trả lời:

Người phụ nữ bình thường khi có thai không nên dùng bất cứ thuốc gì trừ viên sắt có acid folic (vitamin B9). Sắt và acid folic giúp tạo ra hemoglobin và hồng cầu để vận chuyển oxy từ mẹ tới thai. Acid folic còn giúp chuyển hoá protein, glucid, lipit và đặc biệt tạo ra acid nucleic là nền tảng di truyền của nhân tế bào.

Khi có thai nhu cầu sắt và acid folic tăng gấp khoảng 3 lần nên ăn uống bình thường không thể cung cấp đủ được. Hơn nữa thiếu acid folic trong 3 tháng đầu của thai nghén sẽ có nguy cơ bị khuyết tật về ống thần kinh của thai như bệnh nứt ống đốt sống, thoát vị não.

Vì vậy cần bổ sung viên sắt có acid folic ngay từ khi mới có thai. Liều cho người bình thường là 1 viên / 1 ngày (viên sắt folat chứa khoảng 30 mg ion sắt II, 200 mcg acid folic).

Những điều cần biết về cung cấp sắt cho bà bầu
Axit folic, canxi và sắt là ba dưỡng chất không thể thiếu để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu trong 3 tháng đầu, axit folic đóng vai trò chủ đạo trong thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu thì ở giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ, sắt và canxi cũng không chịu “lép vế”

Bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày là tốt cho con?

Bệnh thiếu máu hay thiếu hụt sắt thường xảy ra khi các tế bào máu không đủ sắt (hay các hồng cầu) để vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể. Biểu hiện phổ biến nhất của chứng bệnh thiếu máu khi mang thai là thở hổn hển và thấy mệt mỏi.

Bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào?

Trước khi mang thai, cơ thể bạn cần 15milligrams (mg) sắt mỗi ngày. Đây là một lượng vi chất không nhỏ và nhiều người thường không đáp ứng đủ lượng sắt cho cơ thể như khuyến nghị.

Khi có bầu, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi (30mg/ngày). Nếu không cung cấp đủ, bạn sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.

Cách phát hiện bà bầu thiếu sắt, thiếu máu

Khi đi khám tiền sinh, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng hồng cầu xem có đạt yêu cầu không. Nếu bình thường thì nó vẫn sẽ giảm chút ít trong suốt quá trình mang thai do lượng dịch trong máu tăng, làm “loãng” máu.

Vì vậy, bạn cần được bổ sung viên sắt ngay từ những ngày đầu mang thai. Với những người có mức hồng cầu đạt yêu cầu thì sẽ bổ sung sắt ở giai đoạn giữa hoặc cuối thai kỳ.

Rất khó để biết rằng mình đang mắc chứng thiếu máu mặc dù sự mệt mỏi là một biểu hiện khá rõ.

Da xanh tái, móng tay dòn, dễ gãy, hơi thở hổn hển, hoa mày chóng mặt, ít khát nước và thậm chí là thèm ăn một thứ nào đó (giấy, gạch…) đều có thể là biểu hiện của chứng thiếu máu. Tuy nhiên, các triệu chứng này ở nhiều bà bầu không rõ ràng mà chỉ có xét nghiệm máu mới cho kết quả chính xác.

Uống sắt từ khi mang thai đến sau khi sinh một tháng

Trong thai kỳ, thể tích máu của người mẹ tăng 50%. Sắt cần thiết để tạo hemoglobin mà hemoglobin là một thành phần quan trọng của máu. Hemoglobin mang ôxy đến khắp cơ thể người mẹ và thai nhi. Sắt có mặt ở hầu hết trong các loại thực phẩm đặc biệt là thực phẩm động vật. Nhưng không phải lúc nào sắt cũng được hấp thu tốt, do đó người mẹ thường không đủ sắt trong thời kỳ mang thai. Do vậy, chương trình chăm sóc thai sản đã bổ sung thuốc chứa sắt cũng như hướng dẫn cho thai phụ một chế độ ăn giàu chất sắt, cân đối và đủ dinh dưỡng.

Để tránh tác dụng phụ của viên sắt nên uống sau bữa ăn 1- 2 giờ và giúp sắt hấp thu được tốt nên tăng sử dụng những thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Không uống sắt cùng với chè, cà phê vì chất tanin trong chè, cà phê sẽ giảm hấp thu sắt.

Sắt còn giúp bảo vệ cơ thể không bị nhiễm khuẩn vì sắt cũng là thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch, sắt giúp biến đổi Betacaroten thành vitamin A, giúp tạo ra Colagen (chất này gắn kết các mô cơ thể lại với nhau).

Phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên uống ngay viên sắt, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều: 60mg sắt nguyên tố kèm theo acid folic 400mcg/ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.

Thực phẩm bổ sung sắt và canxi mẹ bầu nên ăn mỗi ngày

Theo các chuyên gia, để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, bầu nên chú ý bổ sung khoảng 27 mg sắt và 1300- 2000 mg canxi mỗi ngày. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt và canxi không thể cùng nhau “song hành” đâu mẹ nhé!

Là hai thành phần không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng của bà bầu, nhưng sắt và canxi lại khá “kỵ” nhau. Các chuyên gia thường khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn các thực phẩm giàu sắt nếu đang bổ sung canxi hoặc cũng không nên uống viên thuốc sắt cùng với sữa. Bởi canxi sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, khiến lượng sắt vừa được bổ sung nhanh chóng “bốc hơi”. Vì vậy, nếu muốn bổ sung thuốc sắt và canxi, bầu nên đặc biết lưu ý nhé!

Ngoài thuốc, những thực phẩm tự nhiên là những nguồn bổ sung an toàn và đơn giản nhất cho mẹ bầu. Không chỉ sắt và canxi, bầu còn có thể “tận dụng” nhiều nguồn vitamin và khoáng chất khác thông qua những thực phẩm hàng ngày. Chẳng hạn, nếu ăn cam, bầu không chỉ cung cấp canxi cho cơ thể mà còn “lợi” thêm một lượng vitamin C khá lớn nữa đấy.

Bà bầu cực sai lầm khi uống sắt, canxi mỗi ngày suốt thai kỳ

Tại tọa đàm về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và sau sinh, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội nêu thực trạng đáng báo động về tình trạng các bà bầu tự ý bổ sung sắt, canxi, thuốc bổ.

Báo Lao động đưa tin, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh cảnh báo: Tình trạng bác sĩ kê đơn cho tất cả các thai phụ, từ người mới có thai hay đã mang thai ở cuối thai kỳ, thậm chí cả phụ nữ sau sinh đều được kê những đơn thuốc giống hệt nhau đang khá phổ biến. Đơn thuốc thông thường được kê gồm mỗi ngày 1 viên sắt, 1 viên canxi hay 1 viên dinh dưỡng tổng hợp.

Theo Giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội, việc kê đơn như vậy là tùy tiện. Vì ở mỗi giai đoạn của thai kỳ cũng như trước và sau khi sinh, người phụ nữ cần lượng dinh dưỡng, hàm lượng sắt, canxi, vitamin… rất khác nhau.

Từ xa xưa, không phải vô lý khi dân gian vẫn chia ra các giai đoạn của thai kỳ khi phụ nữ mang thai theo các quý (quý 1, quý 2, quý 3) và thời kỳ sau sinh. Điều này không phải là ngẫu nhiên mà hoàn toàn có cơ sở, mỗi giai đoạn thai kỳ sẽ phù hợp với công thức dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, tức ở giai đoạn nào thì cần bổ sung thêm loại dinh dưỡng nào, bớt loại dinh dưỡng nào… Do vậy, bác sĩ Ánh cho rằng, rất cần có những công thức dinh dưỡng cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn mang thai và sau sinh.

Bác sĩ dẫn chứng thêm, từng có sản phụ uống đơn thuốc dài nửa trang giấy. Bổ sung thừa như vậy không chỉ khiến mẹ bị suy gan, tiêu hoá, táo bón, căng thẳng thần kinh, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Theo bác sĩ Ánh, trong giai đoạn đầu, khi mới hình thành bào thai, cần nhất axit folic để phát triển não bộ do lúc này bào thai mới như cái mầm, sau đó to dần như con nòng nọc và đến 12 tuần mới có đủ xương, thân mình.

Giai đoạn 2, nhu cầu sắt và can xi tăng dần, nhưng chưa cần nhiều như giai đoạn cuối. 3 tháng cuối là thời điểm quan trọng để thai phát triển xương, giai đoạn này trẻ có thể tăng 700-1kg/tháng. Đến giai đoạn sau sinh, mẹ cũng cần rất nhiều canxi vì vi chất này dễ mất qua sữa mẹ.

Bác sĩ Ánh khuyến cáo, phụ nữ mang thai cần đi khám thai định kỳ để được sử dụng thuốc, vitamin bổ sung phù hợp. Phải xem nhu cầu cơ thể ra sao, có người phải uống 2 viên/ngày mới đủ.

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh chỉ ra, 7-10% phụ nữ sau sinh có vấn đề về tâm lý. Cũng vì thế mà dinh dưỡng của nhiều bà mẹ gặp sai lầm nghiêm trọng. Có người ăn kiêng quá, thiếu chất, thiếu nước, có người lại ăn nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất béo quá. Dinh dưỡng mất cân bằng sẽ khiến phụ nữ căng thẳng, mệt mỏi, tâm lý bị ảnh hưởng.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh, nguyên giảng viên ĐH Y Hà Nội chia sẻ với Vietnamnet, việc thiếu hụt dinh dưỡng có thể khiến người mẹ dễ mắc trầm cảm sau sinh hơn.

Bác sĩ Hoàng Anh cho biết thêm, những tháng đầu mang thai là khoảng thời gian rất nhạy cảm, hình thành cấu trúc bào thai nên dinh dưỡng đủ vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong 3-4 tuần đầu.

Ống thần kinh thai nhi là nền tảng cốt lõi để phát triển thành hệ thần kinh hoàn thiện sau này, gồm não bộ, hộp sọ, tủy sống và xương sống. Ống thần kinh bắt đầu hình thành từ ngày thứ 18 và đến 21- 28 sẽ khép kín hoàn toàn. Nếu thiếu axit folic trong giai đoạn này, ống thần kinh sẽ không khép kín, gây dị tật cho thai nhi.

Thực tế, khi người mẹ thấy chậm kinh thì thai đã được 14 ngày, do đó cần bổ sung kịp thời axit folic để giúp ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh khiến trẻ kém phát triển.

Ngoài uống axit folic, nước cam cũng là loại thực phẩm chứa rất nhiều loại vitamin này nhưng không nhiều thai phụ biết.

Cẩn thận kẻo nguy vì tự bổ sung sắt, canxi khi mang bầu

Kẽm, sắt và canxi là những khoáng chất có vai trò thiết yếu đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu tự ý bổ sung kẽm, sắt và canxi

Mới thai nghén tháng đầu tiên, chị Huỳnh Ngọc Phương Hân (25 tuổi- Quận I) đã tìm đặt mua những khoáng chất bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể như sắt, kẽm, canxi,… Chị cho biết, trước khi mang bầu, chị đã tìm hiểu kỹ chế độ ăn uống, các loại thuốc cần thiết cho phụ nữ có thai. Do vậy, chị đã nhờ người thân ở nước ngoài mua hộp viên kẽm, sắt và canxi để phục vụ quá trình mang bầu.

Qua 2 tuần uống kẽm, sắt và canxi theo chỉ dẫn trên bìa hộp, cơ thể chị Phương Hân không hề có sự thay đổi gì. Thậm chí, chị cũng không rõ nó đã có tác dụng vào cơ thể chị và bào thai hay chưa (?). Bên cạnh đó, chị cũng lo sợ nguy cơ xảy ra khi tự ý uống thuốc. Chị tâm sự: “Mình khá phân vân về việc uống thuốc như vậy có đảm bảo an toàn. Có lẽ, sau đợt này, mình sẽ đến bệnh viện phụ sản khám và xin ý kiến của bác sĩ về vấn đề bổ sung các khoáng chất”.

Chị Khánh Diệp (28 tuổi- Gò Vấp) từng được một phen hú hồn khi tự mua sắt, kẽm và canxi về uống. Chị cho hay, chị bắt đầu bổ sung khoáng chất ở tuần thai thứ 8. 2 tháng sau đó, cơ thể chị bắt đầu triệu chứng thèm ăn, hoa mắt và chóng mặt. Hoảng sợ, chị đã đến bệnh viện kiểm tra. Cầm kết quả khám siêu âm trên tay, chị khá bất ngờ về thể trạng sức khỏe của mình và con.

“Tôi không nghĩ rằng, sức khỏe bị ảnh hưởng bởi những khoáng chất đó. Tôi uống chúng không đúng liều lượng nên đã gây ra tình trạng thèm ăn, hoa mắt, chóng mặt…Ngoài ra, bác sĩ còn chẩn đoán bé kém phát triển so với tiêu chuẩn của tháng thai kỳ”, chị Khánh Diệp hoang mang.

Không được tự ý bổ sung sắt, kẽm và canxi

Theo bác sĩ Thân Trọng Thạch (Giảng viên bộ môn Sản, trường ĐH Y Dược Tp.HCM), phụ nữ mang thai bổ sung kẽm, sắt và canxi là cần thiết. Tuy nhiên, thai phụ không nên tự ý mua thuốc về uống. Việc tự ý uống như vậy rất nguy hiểm tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Vì vậy, trước khi có ý định bổ sung khoáng chất, chị em cần đến các cơ sở y tế xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Sản.

Phụ nữ bổ sung kẽm, sắt và canxi có vai trò rất lớn trong quá trình thai kỳ:

Kẽm – yếu tố vi lượng cần thiết

Theo bác sĩ Thạch, kẽm là một trong những yếu tố vi lượng cần thiết cho phụ nữ mang thai. Khi thiếu kẽm nặng, thai phụ có thể thèm ăn, thai nhi chậm phát triển. Do vậy, trong quá trình thai kỳ, các mẹ bầu cần phải bổ sung kẽm vào thực đơn hàng ngày.

“Phụ nữ mang thai cần bổ sung 12mg kẽm/ngày. Tuy nhiên, mức độ an toàn của kẽm trong thai kỳ chưa được Y học chứng minh một cách rõ ràng. Năm 1995, Goldenberg và cs nghiên cứu bổ sung 25mg kẽm/ngày cho 580 thai phụ từ lúc bắt đầu tam cá nguyệt 2 thai kỳ. Kết qủa cho thấy, những đứa trẻ của nhóm thai phụ được bổ sung kẽm có cân nặng trung bình tăng 125g và chu vi vòng đầu tăng 4nm so với trẻ của nhóm thai phụ không được bổ sung sắt”, bác sĩ Thạch cho biết.

Năm 2001, Osendarp và cs nghiên cứu bổ sung 30mg kẽm cho 420 thai phụ từ tuần 12-16 đến lúc sinh. Nhóm trẻ sinh ra từ nhóm thai phụ có bổ sung kẽm giảm nguy cơ tiêu chảy cấp, bệnh kiết lị và bệnh lí về da.

Sắt – khắc phục tình trạng thiếu máu ở thai phụ, thai nhi

Trong quá trình mang thai, phụ nữ cần bổ sung trung bình 1000 mg sắt, bao gồm: 300mg vận chuyển từ mẹ sang con; 200mg cho việc bài tiết và 500mg cho quá trình tạo hồng cầu. Bác sĩ Thân Trọng Thạch cho biết, phần lớn lượng sắt trong cơ thể thai phụ được sử dụng ở nửa sau thai kỳ. Vì vậy, cơ thể mẹ bầu giai đoạn này cần 7mg/ngày. Nhưng, cơ thể mẹ bầu không có sẵn lượng dự trữ sắt nên không bổ sung sẽ dẫn đến thiếu nguyên liệu tạo hồng cầu và thiếu máu thai phụ. Đặc biệt, thai nhi bị ảnh hưởng do không đủ lượng sắt vận chuyển qua bào thai.

Theo khuyến cáo của hiệp hội Nhi khoa và Sản phụ khoa Hoa Kỳ, mỗi ngày phụ nữ mang bầu cần bổ sung ít nhất 27mg sắt. Trường hợp thai phụ béo phì hoặc song thai sẽ tăng lên 60-100mg. “Chị em có thể bổ sung bằng viết sắt đơn thuần hoặc viên đa sinh tố. 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể không cần thiết phải bổ sung sắt vì nhu cầu trong giai đoạn này khá thấp”, bác sĩ Thạch nhấn mạnh.

Sự phát triển của thai phụ thuộc vào cơ chế cân bằng canxi của mẹ

Thông thường, sự phát triển của bào thai phụ thuộc vào cơ chế cân bằng Canxi của mẹ. Do đó, thai phụ cần có chế độ ăn giàu calci để giảm nguy cơ cạn kiệt nguồn canxi từ mẹ, nhất là thai phụ tuổi vị thành niên vẫn còn phát triển hệ xương.

Bác sĩ Thạch khẳng định, bổ sung canxi là cần thiết nhưng không phải tất cả các trường hợp mang thai. Trước đây, người ta cho rằng: Bổ sung canxi thường quy ngăn chặn tiền sản giật nhưng, hiện tại chưa có bằng chứng đủ mạnh để đưa ra kết luận đó!

Lượng sắt cần thiết cho bà bầu?

Lượng sắt cần thiết cho bà bầu trong thai kỳ ít nhất là 27mg mỗi ngày.

Khi bạn mang thai, cơ thể người mẹ sẽ cần gấp đôi lượng sắt để tạo thêm máu cho em bé phát triển. Tuy nhiên, có khoảng 50% phụ nữ mang thai không cung cấp đủ lượng chất khoáng quan trọng này. Vì vậy việc mẹ bầu cần bổ sung những thực phẩm giàu sắt và viên uống bổ sung sắt là rất cần thiết.

Lợi ích của sắt với mẹ mang thai

Cơ thể người mẹ sử dụng sắt để tạo thêm máu (hemoglobin) cho chính cơ thể mẹ bầu và em bé trong thời kỳ mang thai. Sắt cũng giúp di chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận còn lại của cơ thể và thai nhi.

Khi cơ thể mẹ được tiếp nhận đủ chất sắt có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu gậy mệt mỏi (hiện tượng thiếu máu do thiều sắt). Người mẹ thiếu máu còn có thể khiến thai nhi chào đời nhẹ cân hoặc sinh non.

Khi nào bà bầu cần bổ sung sắt?

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, bà mẹ nên bắt đầu bổ sung một lượng sắt khoảng 30 mg (miligrams) mỗi ngày ngay từ trước khi có ý định mang bầu từ 3-6 tháng. Lượng sắt này thường nhận được đủ trong một viên uống bổ sung sắt mà các chuyên gia khuyên phụ nữ nên dùng.

Lượng sắt cần thiết cho bà bầu

Phụ nữ cần ít nhất là 27 mg mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai. Trong thời gian cho con bú, nếu bạn trên 19 tuổi thì cần bổ sung ít nhất 9 mg mỗi ngày và với các bà mẹ trẻ hơn (dưới 18 tuổi) thì cần bổ sung 10mg mỗi ngày.

Những thực phẩm nào có hàm lượng sắt cao?

Sắt có nhiều trong thịt, gia cầm và các thực phẩm từ thực vật như đậu, rau lá xanh… Có 2 loại sắt trong thực phẩm là:

+, Heme iron (sắt trong các sản phẩm từ động vật) có trong:

– Thịt màu đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu) rất giàu chất sắt và dễ dàng được cơ thể hấp thụ. Thịt càng sẫm màu, càng chứa nhiều chất sắt.

– Đối với thịt gia cầm, thịt đùi chứa nhiều chất sắt hơn phần thịt ở lườn.

– Cá cũng chứa chất sắt, đặc biệt là các loại cá béo và các động vật thân mềm (sò, trai…)

+, Nonheme iron (sắt trong thực vật) có trong:

– Các loại rau lá xanh chứa chất sắt chẳng hạn như rau cải xoong, rau bina, cải xoăn

– Các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mạch, yến mạch

– Đậu Hà Lan, các loại đậu đỗ

– Một số loại hạt như: hạt vừng, hạt hướng dương, hạt hồ đào, hạt hạnh nhân

– Lòng đỏ trứng

Nên và không nên ăn gì với thực phẩm giàu sắt?

Khi ăn những thực phẩm giàu sắt, người mẹ nên bổ sung cùng những thực phẩm giàu vitamin C như cà chua hoặc cam. Vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt nonheme tốt hơn.

Ngoài ra, người mẹ cũng cần chú ý đến những thực phẩm có thể ngăn ngừa có thể hấp thụ sắt như cà phê, trà, ngũ cốc nguyên hạt hay sữa và các sản phẩm từ sữa. Nên cố gắng tránh những thực phẩm này trong một bữa ăn có những đồ ăn chứa hàm lượng sắt cao.

Có cần uống thêm thuốc bổ sung sắt?

Dùng thuốc bổ sung sắt có thể giúp mẹ đảm bảo nạp đủ sắt mỗi ngày. Tuy nhiên việc này cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc uống bổ sung sắt khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Tác dụng phục của việc bổ sung sắt khi mang thai?

Người mẹ mang thai cần bổ sung ít nhất 27mg sắt mỗi ngày nhưng cố gắng không bổ sung vượt quá mức 45mg. Khi mẹ bổ sung sắt quá liều có thể gây buồn nôn, nôn ói, táo bón hoặc tiêu chảy.

Ngoài ra, khi uống viên bổ sung sắt, mẹ cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón.

Cần bổ sung sắt định kỳ

Tổ chức Y tế thế giới vừa đưa ra các hướng dẫn bổ sung sắt định kỳ cho trẻ em cả hai giới (2-12 tuổi), trẻ gái sau khi có kinh nguyệt và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Việc bổ sung theo phác đồ một viên sắt mỗi tuần liên tục ba tháng rồi nghỉ, ba tháng sau tiếp tục bổ sung trong ba tháng và lặp lại chu kỳ này.

Khuyến nghị này khá quan trọng khi mà tỉ lệ thiếu máu ở người dân tại TP.HCM còn khá cao, đặc biệt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và thanh niên công nhân nhập cư với tỉ lệ thiếu máu xấp xỉ 20% (tỉ lệ thiếu máu từ 20% trở lên được định nghĩa là tỉ lệ cao cần can thiệp cộng đồng).

Phác đồ bổ sung cách quãng này chỉ áp dụng ở mức cộng đồng đại trà và liều bổ sung này thấp. Do đó nếu bệnh nhân thật sự được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt tại cơ sở y tế sẽ được bác sĩ cho sử dụng sắt ở liều nhiều hơn.

Thiếu máu ở trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ do nhiều nguyên nhân: do chế độ ăn thiếu chất sắt, tăng nhu cầu trong giai đoạn tăng trưởng ở trẻ em và phụ nữ mang thai, mất máu kéo dài do ký sinh trùng như sốt rét, nhiễm giun móc. Phần lớn thiếu máu là do thiếu chất sắt, tuy nhiên cũng có tỉ lệ nhỏ thiếu máu do nguyên nhân khác và chỉ được chẩn đoán khi làm các xét nghiệm cần thiết tại cơ sở y tế.

Chất sắt được dự trữ trong cơ thể, do đó có thể đưa vào cơ thể một lần trong tuần và cơ thể dự trữ để sử dụng trong các ngày tiếp theo. Một trong những nguyên nhân chỉ cần bổ sung sắt một lần/tuần là vì tế bào biểu bì ruột non có đời sống trung bình 5-6 ngày và có khả năng giới hạn trong hấp thu chất sắt, việc bổ sung cách mỗi tuần sẽ giúp các tế bào mới biểu bì ruột non hấp thu sắt và từ đó gia tăng hiệu quả hấp thu sắt vào cơ thể. Bổ sung chất sắt cách quãng (một lần/tuần) cũng giúp tránh tình trạng ức chế hấp thu các khoáng chất khác (ví dụ canxi, manhê, kẽm…) tại ruột non do hàm lượng sắt cao. Bổ sung sắt cách quãng cũng phù hợp đối tượng nhiễm trùng mãn tính đặc biệt do sốt rét, khi mà trong các bệnh lý này cung cấp chất sắt thường xuyên sẽ làm vi trùng và ký sinh trùng phát triển nhanh hơn. Cuối cùng theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung sắt cách quãng sẽ giúp giảm tác dụng phụ của chất sắt khi sử dụng (buồn nôn, đau bụng hay tiêu phân đen…) và gia tăng tuân thủ điều trị phác đồ bổ sung hằng ngày.

Ngoài việc bổ sung chất sắt, chúng ta còn cần sử dụng thực phẩm giàu chất sắt. Chất sắt có nhiều trong thức ăn động vật (thịt, cá, trứng…) và ít trong thức ăn thực vật. Bên cạnh đó thực đơn nhiều rau quả giàu vitamin C giúp hấp thu tốt chất sắt và nên ít sử dụng trà, cà phê bởi chúng làm ức chế hấp thu chất sắt. Tẩy giun định kỳ mỗi năm 2-3 lần cũng là giải pháp giúp phòng chống thiếu máu.

Bổ sung thực phẩm giàu sắt cho cơ thể

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đang có thai hoặc trẻ dưới 5 tuổi dễ bị thiếu sắt nhất và cần bổ sung sắt thường xuyên bằng các thực phẩm hàng ngày.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) là 28,8%; phụ nữ mang thai là 36,5%; trẻ em dưới 5 tuổi là 29,2% và trẻ em 7-15 tuổi khoảng 20%. Trong đó, tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt chiếm mức cao nhất, chiếm 53,2% đối với phụ nữ có thai, 27,8% cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và 49,1% đối với trẻ dưới 5 tuổi.

Sắt là một trong 3 vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, iốt) có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Sắt cùng với protein tạo thành hemoglobin trong máu, vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan; tham gia vào quá trình tạo thành sắc tố hô hấp myoglobin của cơ; vận chuyển điện tích và cấu tạo nên enzyme hệ miễn dịch. Trẻ em, phụ nữ có thai và phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt rất dễ bị thiếu sắt. Trong thai kỳ, thể tích máu của người mẹ tăng 50%, dẫn đến nhu cầu sắt tăng cao. Tính theo trọng lượng cơ thể, nhu cầu sắt ở trẻ đang bú mẹ cũng cao gấp 7 lần so với người lớn.

Riêng đối với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ, việc bổ sung sắt nên có sự tư vấn của các bác sĩ dinh dưỡng, nhi khoa hoặc sản khoa, Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm khuyên. Theo chương trình cải thiện dinh dưỡng ở trẻ em, phụ nữ mang thai nên được bổ sung 60mg sắt nguyên tố và 400mcg acid folic từ khi có thai đến sau khi sinh một tháng. Phụ nữ tuổi sinh đẻ (15-35 tuổi) nên bổ sung hàm lượng tương tự một lần mỗi tuần.

Đừng để thiếu sắt trong chu kì

Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng và gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm làm suy giảm hệ hô hấp và tim mạch, như tim đập nhanh, cơ bắp yếu, cơ thể mệt mỏi, suy giảm trí lực… Nếu thấy các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, suy nhược, rụng tóc, bong móng, da xanh và nhăn nheo, phụ nữ đang mang thai hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt thì nên bổ sung sắt.

Khi cơ thể “đói” sắt, bạn có thể bổ sung vi chất này bằng các thực phẩm tự nhiên giàu sắt như tiết, gan, thịt bò, đỗ tương, đỗ xanh, đỗ đỏ… Một số sản phẩm thiết yếu hiện nay như nước tương, nước mắm, bột nêm… cũng được bổ sung sắt với chi phí thấp cho người tiêu dùng, theo dự án “Bổ sung vi chất dinh dưỡng” của Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Liên minh Toàn cầu về Cải thiện Dinh dưỡng (GAIN).

Những thực phẩm có tác dụng bổ máu

Các loại rau xanh nhiều lá

Rau xanh, đặc biệt là màu xanh đậm, là một trong những nguồn cung cấp sắt nonheme tốt nhất. Bạn có thể chọn mua nhiều loại rau để làm phong phú bữa ăn và tổng hợp sắt giúp bổ máu tốt nhất như:

Rau chân vịt.
Cải xoăn.
Cải cầu vồng.
Rau bồ công anh.
Bông súp lơ xanh.

Bí ngô

Bí ngô không chỉ giàu hàm lượng sắt mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu như protein thực vật, carotene, vitamin, axit amin thiết yếu, canxi, kẽm, phốt pho… Đặc biệt, hạt bí ngô cũng chứa rất nhiều sắt. Trong 100g hạt bí ngô có chứa 15mg sắt.

Bí ngô nên dùng thường xuyên cho người gầy yếu, xanh xao, mới ốm dậy… Bạn có thể chế biến bí ngô với nhiều món ngon như hầm xương, chè bí đỏ, sữa bí đỏ…

Trứng

Trứng là thực phẩm dễ ăn, dễ mua và đặc biệt có hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời. Trứng có tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần như sắt, protein, canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất. Do đó, trứng là loại thực phẩm giúp hạn chế nguy cơ thiếu dinh dưỡng, bổ sung sắt, tăng cường lượng máu đi nuôi cơ thể. Một lòng đỏ trứng cung cấp 0,4mg sắt.

Bạn có thể chế biến trứng thành các món ăn dễ làm, phù hợp với mọi đối tượng như luộc, chiên, ốp la…

Thịt gia súc, gia cầm

Tất cả thịt gia súc và gia cầm đều chứa chất sắt heme. Thịt đỏ, thịt cừu và thịt nai là những nguồn cung cấp heme tốt nhất. Gia cầm như gà, vịt thì có số lượng thấp hơn. Ăn thịt gia súc hoặc gia cầm với thực phẩm chứa sắt nonheme, chẳng hạn như rau lá xanh, có thể làm tăng sự hấp thu sắt của cơ thể.

Đặc biệt là thịt bò, đây là nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú, giúp cải thiện lượng Hemoglobin cho cơ thể. Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chứa mỡ. Trong 100g thịt bò nạc có thể cung cấp 3,1mg sắt tương đương 21% lượng sắt cần thiết.

Gan

Theo nhiều nghiên cứu, trong gan có nhiều dinh dưỡng đặc biệt là sắt. Tuy nhiên, nhiều người thường né tránh các loại nội tạng, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn nên chọn các loại gan tươi, những gia súc khỏe, biết rõ nguồn gốc xuất xứ, bởi bổ sung gan giúp bổ sung sắt và folate. Một số loại nội tạng giàu sắt khác là tim, thận và lưỡi bò.

Hải sản

Cua, tôm, trai, hàu, sò, ngao, cá thu, cá hồi… được xếp vào danh sách các loại thực phẩm có ích trong điều trị thiếu máu bởi chúng chứa khá nhiều sắt.

Trong 100g cua đồng có tới 4,7mg sắt.
100g cua biển có tới 3,8mg sắt.
100g tôm khô có tới 4,6mg sắt.

Ngoài ra, các loại hải sản còn chứa nhiều vitamin B12, thiếu hụt loại vitamin này cũng khiến cho cơ thể mắc bệnh thiếu máu.
hải sản

Các loại hoa quả

Các loại hoa quả rất tốt cho sức khỏe, nho là một trong những loại hoa quả tốt cho máu. Trong quả nho có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp bổ máu như canxi, các loại vitamin phốt pho, sắt… không những vậy trong nho còn chứa chất chống oxi hóa giúp thải độc tố trong cơ thể hiệu quả.

Các loại hạt khô

Các loại hạt khô cũng có công dụng tuyệt vời trong việc bổ sung máu cho cơ thể. Nhiều loại hạt là nguồn cung cấp sắt rất tốt. Chúng có hương vị tuyệt vời của riêng mình hoặc vẫn ngon khi được rắc lên xà lách hoặc sữa chua. Một số loại hạt và hạt có chứa sắt là:

Hạt bí ngô.
Hạt điều.
Hạt thông.
Hạt hướng dương.
Hạnh nhân cũng là một nguồn chất sắt tốt.
Chúng là một phần tuyệt vời của chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng vì chúng cũng giàu canxi, nên chúng có thể không làm tăng nồng độ chất sắt của bạn nhiều.

Thực phẩm chức năng bổ sung sắt

Ngoài việc bổ sung sắt bằng các thực phẩm tự nhiên, bạn tăng cường lượng máu nhờ các loại thực phẩm chức năng.

Bạn có thể chọn mua các loại thực phẩm chức năng an toàn như:

Đây là cách bổ sung cũng khá hữu hiệu với những người không có nhiều thời gian chuẩn bị các thực phẩm tự nhiên.

Bổ sung sắt khi nào?

Trung bình cơ thể người lớn chứa khoảng 3 – 5g sắt, trong đó 1,5 – 3g tồn tại trong hồng cầu. Ở người bình thường, nhu cầu sắt hàng ngày khoảng 0,5 – 1mg. Phụ nữ giai đoạn có kinh nguyệt hoặc có thai, cho con bú, trẻ em đang lớn nhu cầu về sắt tăng cao hơn bình thường.

Vai trò của sắt trong cơ thể…

Trung bình cơ thể người lớn chứa khoảng 3 – 5g sắt, trong đó 1,5 – 3g tồn tại trong hồng cầu. Ở người bình thường, nhu cầu sắt hàng ngày khoảng 0,5 – 1mg. Phụ nữ giai đoạn có kinh nguyệt hoặc có thai, cho con bú, trẻ em đang lớn nhu cầu về sắt tăng cao hơn bình thường.

Nguyên nhân của sự thiếu hụt sắt trong cơ thể có thể do: Cung cấp không đầy đủ, gặp ở những người có mức sống thấp; Mất cân bằng giữa cung và cầu (phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em đang lớn có nhu cầu sắt cao hơn bình thường); Hoặc do giảm sự hấp thu sắt ở đường tiêu hóa (thường gặp ở những người cắt một phần dạ dày, viêm ruột, dùng một số thuốc hoặc thức ăn chứa một số chất ngăn cản sự hấp thu sắt..) hoặc do bị chảy máu đường tiêu hóa (do giun tóc, giun móc, trĩ), rong kinh…

Khi thiếu hụt sắt, cơ thể không chỉ có thay đổi sự tạo máu, mà còn thay đổi chức năng của nhiều enzym quan trọng. Do vậy, bổ sung sắt là biện pháp rất quan trọng để điều trị thiếu máu nhược sắc.

…Và lưu ý khi sử dụng

Trong điều trị, sắt có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với một số vitamin hoặc acid folic. Tuy nhiên khi uống viên sắt người dùng có thể thấy lợm giọng, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, kích ứng đường tiêu hóa…

Ngộ độc sắt do quá liều ít gặp ở người lớn, nhưng hay gặp ở trẻ em. Ở trẻ em liều 1- 2 g có thể gây tử vong. Triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện sau khi uống nhầm 30 phút đến vài giờ. Vì vậy khi dùng cho trẻ em phải rất thận trọng và cần để thuốc xa tầm với của trẻ để tránh trẻ uống nhầm phải gây ngộ độc.

Sắt có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. Các thực phẩm chứa nhiều sắt như: gan, tim, trứng, thịt nạc, giá, đậu, hoa quả… Vì vậy, một người bình thường ăn uống đầy đủ thì không thiếu sắt. Chỉ bổ sung bằng thuốc khi nguồn thức ăn không cung cấp đủ nhu cầu.

Để cơ thể không thiếu máu do thiếu sắt

Sắt có vai trò quan trọng với cơ thể, là yếu tố cần thiết tạo nên hemoglobin, chất tạo nên màu đỏ của hồng cầu, có nhiệm vụ chuyên chở ôxy (dưỡng khí) và CO 2 (thán khí) trong quá trình hô hấp. Vì vậy, sắt là một trong các chất khoáng cần được cung cấp đủ hằng ngày.

Khi bị thiếu sắt, trẻ em có các biểu hiện da xanh, mệt mỏi, kém hoạt động, hay bị rối loạn tiêu hóa và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ có thai thì dự trữ sắt có sẵn trong cơ thể không đủ đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu do sự tăng thể tích máu ngày càng nhiều để nuôi thai. Thiếu máu do thiếu sắt ở thai phụ làm tăng nguy cơ mất máu nhiều trong lúc sinh và sau sinh, dễ sẩy thai, chậm phát triển bào thai, dễ sinh non. Ở nước ta, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu ở trẻ em, phụ nữ, nhất là ở phụ nữ có thai.

Để tránh tình trạng thiếu sắt, nên ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, gan, các loại rau xanh, các loại bột ngũ cốc đã được bổ sung sắt. Thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và phụ nữ có thai hoàn toàn có thể dự phòng được bằng cách uống bổ sung viên thuốc có chứa sắt (sắt thường dùng là sắt II fumarat). Riêng đối với phụ nữ có thai, ngoài ăn chế độ ăn giàu dưỡng chất, cần uống bổ sung viên vừa chứa sắt và vừa cả acid folic trong suốt thai kỳ cho đến sau sinh một tháng (cần bổ sung acid folic để phòng dị tật ống thần kinh cho thai nhi).

Khi dùng các loại thuốc để bổ sung sắt cần lưu ý, nên uống kèm theo vitamin C hoặc uống các loại nước quả chua như nước cam, nước chanh để sắt dễ được hấp thu. Không uống thuốc có chứa sắt chung với nước trà (chè) do trà có chứa chất tanin cản trở sự hấp thu của sắt. Không uống chung với thuốc kháng acid trị viêm loét dạ dày – tá tràng như maalox, stomafao hoặc kháng sinh tetracyclin vì như thế sắt sẽ không được hấp thu. Sau khi uống thuốc chứa sắt, phân sẽ có màu đen (là màu đen của sắt). Đây là dấu hiệu bình thường không có gì phải lo lắng.

Lý do khiến bạn ngay lập tức phải bổ sung viên sắt

Điều cần biết

1. Sắt là một khoáng chất có khả năng vận chuyển oxy trong hồng cầu và dẫn truyền xung thần kinh. Không có đủ lượng sắt trong cơ thể khiến cho bạn rơi vào tình trạng thiếu máu.

2. Chúng ta hầu hết đều đã đảm bảo lượng sắt cho cơ thể trong chế độ ăn của mình.

3. Có một số lý do khiến một số đối tượng cần uống thêm thuốc sắt.

Sắt là một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe chúng ta. Tất cả các tế bào của bạn đều chứa một ít sắt nhưng phần lớn chất sắt trong cơ thể ở trong hồng cầu. Các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi tới các cơ quan và mô khắp cơ thể.

Sắt cũng có vai trò trong việc tạo ra năng lượng từ chất dinh dưỡng. Đồng thời giúp truyền tải các xung thần kinh – để điều phối hành động của các bộ phận khác nhau của cơ thể. Nếu bạn dư thừa sắt, sắt có thể lưu trữ trong cơ thể của bạn để sử dụng trong tương lai.

Bạn cần bổ sung viên sắt ngay lập tức trong các trường hợp sau

1. Bạn bị thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt được gây ra khi không có đủ lượng sắt trong hồng cầu. Nếu không đảm bảo lượng sắt, các tế bào hồng cầu không thể cung cấp đầy đủ oxy cho tế bào và các mô của cơ thể.

Một số triệu chứng thiếu máu bao gồm:

– Mệt mỏi

– Yếu đuối

– Chóng mặt

– Khó tập trung

Thiếu máu do thiếu sắt là dạng thiếu máu phổ biến nhất. Một số nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp bao gồm:

– Kinh nguyệt, đặc biệt nếu bạn bị ra máu nhiều hoặc thời gian kinh nguyệt kéo dài.

– Bệnh viêm loét dạ dày

– Ung thư đường tiêu hóa

– Mất máu do chấn thương hoặc hiến máu.

– Chảy máu dạ dày.

2. Phụ nữ mang thai

Phụ nữ thông thường cần hàm lượng 15 – 18mg/ngày. Phụ nữ mang thai thì cần nhiều hơn đáng kể. Theo Viện Y tế Hoa Kỳ, lượng sắt khuyến cáo cho bà bầu là 27mg/ngày.

Tuy nhiên bà bầu không nên dùng gấp đôi viên bổ tổng hợp khi mang thai để đảm bảo lượng sắt có thể khiến cho cơ thể bạn dễ bị dư thừa các loại vitamin khác, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Thay vào đó, bạn cần trao đổi với bác sỹ sản khoa về việc bổ sung viên sắt đồng thời với viên vitamin tổng hợp cho bà bầu.

3. Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ

Trẻ sơ sinh sẽ giữ các chất sắt dư thừa khi được mẹ truyền cho từ khi bé trong bụng mẹ. Lượng sắt này sẽ dự trữ trong cơ thể bé trong sáu tháng đầu đời của bé. Bạn nên bổ sung các thực phẩm bổ sung sắt vào chế độ ăn của trẻ trên 6 tháng tuổi.

Bác sỹ nhi khoa khuyên bạn nên dùng viên sắt khi cho con bú. Hoặc nếu không bạn nên bổ sung loại sắt phù hợp cho trẻ để đảm bảo lượng sắt cho con. Tuy nhiên, tốt nhất bạn cần phải kiểm tra kỹ với bác sỹ nhi trước khi cho bé uống.

4. Phụ nữ tới ngày “đèn đỏ”

Phụ nữ tới ngày gặp kinh nguyệt sẽ rất dễ bị mất máu. Đây là lý do mà phụ nữ thường dễ mắc bệnh thiếu máu hơn nam giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ ở các châu lục khác nhau thì nguy cơ thiếu máu khác nhau.

5. Tập thể dục cường độ cao

Theo nghiên cứu, các vận động viên nữ dễ có nguy cơ bị thiếu sắt. Nguyên nhân chính xác chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng các vận động viên cần nhiều lượng hồng cầu hơn để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể khi hoạt động.

Do đó, nếu bạn đang tham gia hoạt động tập luyện cường độ cao thì bạn cần nói chuyện với bác sỹ.

6. Bạn thường xuyên bị mất máu

Những người bị mất máu nhiều cần bổ sung thêm sắt. Một số đối tượng như: người hiến máu thường xuyên và những người bị chảy máu dạ dày. Xuất huyết dạ dày có thể do dùng thuốc hoặc các điều kiện như loét và ung thư. Việc hiến máu thường xuyên không được khuyến cáo nếu bạn thường ít bổ sung sắt.

7. Bạn đang chạy thận

Nhiều người đang chạy thận cần bổ sung thêm viên sắt. Thận là bộ phận tạo ra erythropoietin – một loại hormone trong cơ thể có thể tạo ra tế bào hồng cầu. Nếu thận không hoạt động tốt, thiếu máu thường là một phản ứng phụ.

Bạn có thể mất máu trong quá trình lọc máu. Ngoài ra chế độ ăn khi lọc máu cũng hạn chế lượng sắt hấp thu vào cơ thể. Một số loại thuốc mà người chạy thận dùng cũng khiến ảnh hưởng tới khả năng hấp thu sắt trong cơ thể.

Do đó, bạn nên hỏi lại ý kiến bác sỹ về cách duy trì lượng sắt đảm bảo trong cơ thể nếu như đang chạy thận.

8. Các loại thuốc bạn dùng ức chế hấp thu sắt

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Chi tiết như:

– Quinolones, nhóm kháng sinh gồm ciprofloxacin (Cipro) và levofloxacin (Levaquin).

– Tetracycline (Panmycin)

– Ranitidine (Zantac) và omeprazole (Prilosec) đối với người bị loét dạ dày, ợ nóng và các vấn đề khác.

– Chất ức chế chuyển hóa angiotensin (ACE) để tăng huyết áp.

– Colestipol (Colestid) và cholestyramine (Prevalite) để giảm cholesterol trong chất mật axit.

Nếu bạn cho rằng các loại thuốc này khiến cơ thể mình thiếu máu, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dừng thuốc.

9. Trẻ mắc bệnh tăng động

Một nghiên cứu vào năm 2014, cho rằng thiếu sắt gắn liền với người bị mắc bệnh tăng động (chứng rối loạn hiếu động thái quá – ADHD).

Theo nghiên cứ, mức độ sắt trong máu, ferritin, vitamin D, magiee, canxi và phốt pho các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra trẻ hiếu động có lượng sắt và ferritin thấp hơn.

10. Cơ thể bạn có chất ức chế ACE liên quan tới bệnh ho

Các bác sỹ kê toa chất ức chế ACE để điều trị một số bệnh gồm:

– Bệnh tim

– Bệnh huyết áp cao

– Tiểu đường tuýp 2

– Bệnh thận nhẹ

Các chất ức chế ACE thậm chí có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận ở những người bị tiểu đường tuýp 2. Ho khan thường là phản ứng phụ thường gặp của thuốc. Những người uống 200mg sulfua sắt mỗi ngày, ít nhất hai giờ sau khi đã dùng thuốc ức chế ACE, ít bị ho hơn.

Cách bổ sung sắt phù hợp với cơ thể

Hầu hết mọi người có phản ứng tốt với việc bổ sung sắt, có trong viên nang. Một số người có lượng sắt rất thấp và có thể cần bổ sung sắt bằng cách tiêm tĩnh mạch.

Bạn nên bổ sung sắt đường uống qua dạ dày do thực phẩm có thể giảm lượng sắt mà cơ thể bạn hấp thụ. Dùng chất bổ sung sắt cùng lúc với uống các loại đồ uống chứa vitamin C giúp cơ thể bạn dễ hấp thu sắt. Hãy chắc rằng bạn chỉ dùng đúng lượng sắt khuyến cáo. Dùng quá nhiều sắt có thể gây độc hại đặc biệt đối với trẻ em. Do dó, hãy nói chuyện với bác sỹ để biết rằng bạn cần uống lượng sắt bao nhiêu và khi nào nên uống viên sắt.

Hiểu được nhu cầu bổ sung sắt cho cơ thể của không ít đối tượng, Doppelherz sản xuất ra sản phẩm viên sắt Heamo Vital với hàm lượng sắt nguyên tố 20mg kết hợp với các vitamin nhóm B, Kẽm, vitamin A giúp cung cấp lượng sắt và vitamin thiết yếu cho quá trình tạo máu trong cơ thể. Sản phẩm giúp đảm bảo cơ thể bạn có đầy đủ lượng sắt tạo máu, được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc có thể dùng được cho trẻ em hoặc người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Bổ sung sắt đúng cách dễ hơn chúng ta nghĩ

Bổ sung sắt đúng cách sẽ giúp cơ thể hấp thu hàm lượng sắt cần thiết, phòng ngừa tình trạng thiếu sắt gây ra những bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể. Chỉ cần lưu ý những vấn đề sau thì việc bổ sung sắt đúng cách sẽ trở nên vô cùng đơn giản.

Sai lầm thường thấy khi bổ sung sắt

Nhiều người cho rằng chỉ cần bổ sung sắt qua chế độ ăn uống là đủ

Cũng giống như rất nhiều các loại vi chất khác, sắt nếu không được bổ sung đúng cách thì vừa không cung cấp đủ sắt cho cơ thể mà còn có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Sau đây là một vài những sai lầm phổ biến khi bổ sung sắt

Bổ sung sắt bằng thực phẩm là đủ: Mặc dù có rất nhiều nguồn thực phẩm dồi dào sắt tuy nhiên tỉ lệ hấp thụ sắt trong thực phẩm của cơ thể không cao, nên nếu muốn bổ sung đủ sắt chỉ thông qua ăn uống đòi hỏi cơ thể phải ăn một lượng sắt gấp 10 lần nhu cầu khuyến cáo.

Tự ý bổ sung sắt: Ý thức được tầm quan trọng của việc bổ sung sắt cho cơ thể hằng ngày tuy nhiên nhiều người lại khá chủ quan, không hỏi ý kiến bác sĩ mà tự ý mua sản phẩm bổ sung sắt về uống. Điều này có thể dẫn đến việc sử dụng quá liều cũng như mang đến những tác dụng phụ không mong muốn.

Bổ sung sắt cùng các “địch thủ”: Rất nhiều loại thực phẩm được cho là gây cản trở sự hấp thu sắt của cơ thể như chè xanh, café hay các thực phẩm giàu canxi…Do đó nếu uống chè xanh, café sau khi uống sắt hoặc uống sắt cùng canxi có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể.

Dừng bổ sung sắt khi tình trạng thiếu máu được cải thiện: Một sai lầm khá thường gặp chính là sau khi bổ sung sắt một thời gian thấy tình hình sức khỏe cải thiện thì nhiều người tự ý dừng bổ sung sắt mà không biết rằng điều đó khiến cho cơ thể có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt lần nữa.

Bổ sung sắt đúng cách không hề khó

Dễ dàng bổ sung sắt với 1 viên sắt hàm lượng cao/ngày

Với những người chưa từng hoặc mới bắt đầu bổ sung sắt thì không tránh khỏi nỗi lo dùng sắt có thể gây nóng trong người, táo bón, hoặc bổ sung quá liều gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên việc bổ sung sắt đúng cách trên thực tế không hề khó như bạn tưởng.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm bổ sung sắt. Điều quan trọng là người dùng cần lựa chọn sản phẩm phù hợp, giúp cơ thể dễ hấp thu, không gây nóng cũng như không quá khó khăn khi sử dụng.

Hiện các sản phẩm bổ sung sắt chủ yếu được đóng gói dưới dạng viên nang mềm, dung dịch lỏng hoặc viên nén. Theo dạng muối sắt thì có muối sắt hữu cơ và vô cơ, trong đó muối sắt II được đánh giá dễ hấp thu hơn so với muối sắt III.

Muối sắt II sunfat cũng đã được sử dụng phổ biến từ hàng chục năm nay và vẫn được rất nhiều các hãng dược lựa chọn. Nghiên cứu đã chỉ ra sắt II sunfat có khả năng được hấp thu gấp 2 lần so với sắt có trong thức ăn. Ngoài ra, sắt sunfat cũng giúp ức chế một số enzyme tiêu hủy sụn trong các khớp, giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa sụn khớp.

Trên thực tế, khi sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt cũng có thể dẫn đến một số tình trạng thường gặp như táo bón, nóng trong người…tuy nhiên nếu bổ sung sắt đúng cách như sử dụng đúng liều lượng, dùng đúng thời điểm thích hợp kết hợp với việc tăng cường cung cấp vitamin C, uống nhiều nước sẽ hạn chế được những vấn đề này.

Để bổ sung sắt lâu dài thì người dùng cũng nên chọn những sản phẩm dễ sử dụng, tốt nhất là chọn viên uống chỉ cần uống duy nhất 1 viên mỗi ngày để tránh trường hợp bị quên hoặc cần đong đếm (với dạng lỏng).

Fenulin giúp bổ sung sắt không thể dễ dàng hơn

Là sản phẩm bổ sung sắt đứng số 1 tại Canada, thực phẩm bổ sung sắt Fenulin là lựa chọn của rất nhiều người tiêu dùng, giúp quá trình bổ sung sắt trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Để tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể, nhà sản xuất đã lựa chọn sắt II sunfat làm nguyên liệu để bào chế ra Fenulin. Trong 1 viên nén ngoài sắt hàm lượng cao còn chứa nhiều vi chất cần thiết khác nữa như kẽm, đồng, vitamin A, vitamin nhóm B (B2, B6, B12) giúp thúc đẩy quá trình hấp thu sắt. Đây cũng là các chất xúc tác cho quá trình tạo máu của cơ thể.

Sản phẩm hiện được đóng gói chai, mỗi chai có 30 viên. Liều dùng 1 viên/ngày giúp người dùng dễ dàng sử dụng, ngay cả khi bận rộn hay phải đi công tác xa cũng dễ dàng mang theo.

Với công dụng cung cấp sắt và các vitamin thiết yếu cho quá trình tạo máu, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thiếu máu do thiếu sắt; Fenulin thích hợp cho người bị thiếu máu do không cung cấp đủ dinh dưỡng cho quá trình tạo máu, bệnh nhân bị rối loạn kém hấp thu, người bị mất máu ngoại vi, trẻ em mắc giun sán…hay những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Như vậy việc bổ sung sắt đúng cách không chỉ sử dụng đúng thời điểm, liều lượng mà còn cần phải lựa chọn sản phẩm uy tín, an toàn và hiệu quả.

Bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào mới đúng?

Bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào mới đúng? Bác sĩ đôi khi không có thời gian để giải thích, và cách thông tin trên mạng nhiều khi chỉ là cóp nhặt chứ không dựa trên nguồn uy tín. Bài viết dưới đây dựa trên Hướng dẫn của Bộ Y tế sẽ cho bạn biết nên uống sắt khi nào, bao nhiêu, cùng nhiều lưu ý khác.

Bắt đầu bổ sung sắt cho bà bầu từ khi nào?

Bà bầu nên bổ sung sắt bằng thuốc uống ngay khi bắt đầu có thai và bổ sung liên tục cho tới sau sinh 1-3 tháng.

Lượng sắt cần bổ sung là bao nhiêu?

Phụ nữ có thai cần bổ sung 50-60mg sắt nguyên tố mỗi ngày.
Bạn có thể gặp một số bài viết khuyên rằng nên bổ sung 30mg sắt, điều đó không đúng với phụ nữ Việt Nam. Thông tin này có thể lấy nguồn từ các tài liệu nước ngoài. Tại nhiều nước có chế độ ăn giàu sắt, người dân nước này chỉ cần bổ sung thêm 30mg sắt từ thuốc mà thôi. Hệ quả là, các sản phẩm xách tay thường có hàm lượng sắt thấp hơn nhu cầu bà bầu Việt Nam.
Bà bầu bị thiếu máu thiếu sắt cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để nhanh chóng khắc phục tình trạng này.
Bổ sung sắt cho bà bầu cần đủ liều lượng

Uống sắt lúc nào tốt nhất

Sắt hấp thu tốt nhất khi dùng với dạ dày rỗng, vì khi dùng chung với thức ăn thì sắt bị giảm hấp thu. Nhiều chuyên gia, bác sĩ khuyên bà bầu nên uống sắt trước bữa ăn 30 phút.

Tuy nhiên uống sắt lúc dạ dày rỗng thì dễ dẫn tới kích ứng dạ dày ruột gây nôn, buồn nôn hoặc dễ bị tiêu chảy hơn là uống lúc no.

Đây là khó khăn, hạn chế của nhiều sản phẩm sắt trên thị trường. Vậy, phải làm sao?

Điểm này đã được cải thiện trong Thuốc sắt nước Fenulin. Fenulin chứa sắt III hydoxyd maltosse không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Thậm chí nghiên cứu chỉ ra rằng dùng Sắt II fumarat ngay sau bữa ăn thì mức độ hấp thu còn cao hơn. Như vậy, với Thuốc sắt Fenulin, bà bầu có thể uống trước hay sau ăn đều ổn.

Bổ sung sắt từ đâu?

Cần kết hợp bổ sung sắt từ thực phẩm tự nhiên và thuốc/thực phẩm chức năng
Bổ sung sắt từ viên vitamin tổng hợp
Ngoài thức ăn, nhiều bà bầu sử dụng viên vitamin tổng hợp, với đầy đủ các thành phần vitamin, sắt, kẽm, DHA, thậm chí cả canxi. Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý những điểm sau nhé:
Không dùng sản phẩm kết hợp cả sắt và canxi vì canxi làm giảm hấp thu sắt.
Xem xét kĩ hàm lượng các thành phần để đảm bảo đủ lượng cận thiết. Nhiều sản phẩm dạng vitamin tổng hợp này chỉ chứa ½, thậm chí ¼ lượng sắt yêu cầu.
Để biết mỗi loại chất cần bổ sung chính xác bao nhiêu, mời mẹ bầu đọc bài viết Thuốc bổ cho bà bầu
Bổ sung sắt từ thuốc/ thực phẩm chức năng bổ sung sắt
Các thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung sắt thường chứa hàm lượng sắt cao, sử dụng 1-2 viên/ống mỗi ngày.

Với các thuốc này, sắt được cung cấp vào cơ thể dưới dạng muối sắt.

Sắt (III)-hydroxide polymaltose là sắt hữu cơ được nghiên cứu chứng minh không bị ảnh hưởng hấp thu bởi thức ăn, ít tương tác với các thuốc khác và ít tác dụng phụ hơn các muối sắt thông thường. Fenulin là thuốc sắt dạng nước chứa sắt III hydroxide polymaltose dễ uống, dễ hấp thu, hạn chế nhiều tác dụng phụ, rất thích hợp để bổ sung sắt cho bà bầu.

Dùng sắt nên tránh xa những thực phẩm nào?

Khi bổ sung sắt cho bà bầu cần tránh uống sữa, những thực phẩm có chứa nhiều canxi như phô mai và các chế phẩm từ sữa. Trà và cà phê cũng làm giảm hấp thu sắt nên mẹ bầu cũng nên lưu ý bổ sung sắt cách xa các thực phẩm này ít nhất 2 giờ nhé!

4 loại thuốc bổ cho bà bầu quan trọng nhất

Phụ nữ mang thai cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết qua thuốc bởi thực phẩm không thể cung cấp đủ. Tuy nhiên đây là vấn đề cần nghiên cứu kĩ, không thể tùy tiện. Bài viết thuốc bổ cho bà bầu này dựa trên Hướng dẫn Quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai của Bộ Y tế Việt Nam và một số hướng dẫn từ các quốc gia khác, cung cấp thông tin chính xác nhất cho mẹ bầu.

Thuốc bổ cho bà bầu gồm những gì?

Thuốc bổ là một từ khá dân dã. Thực tế nó là các chất dinh dưỡng cần được bổ sung thêm để đảm bảo sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Các chất cần bổ sung bằng thuốc bao gồm: Sắt, canxi, acid folic, vitamin D. Ngoài ra các vitamin và khoáng chất khác cần được bổ sung đầy đủ qua thực phẩm như vitamin A, B12, B1, B2, kẽm…

Thuốc bổ cho bà bầu nên uống như thế nào?

Sắt tham gia quá trình tạo máu, có nhiều trong thịt màu đỏ, trứng, trong đậu đỗ các loại, vừng lạc và các rau củ màu xanh đậm. Sắt do các thức ăn động vật cung cấp dễ hấp thu hơn nguồn sắt từ các thức ăn thực vật.

Bà bầu cần được uống bổ sung sắt (50-60mg sắt nguyên tố/ngày) vì thực phẩm thông thường không thể đáp ứng.

Nhớ bắt đầu bổ sung từ khi mang thai đến sau sinh 1 tháng đấy.

Khi uống bổ sung sắt, bà bầu có thể gặp một số hiện tượng khó chịu như táo bón, rối loạn tiêu hóa, xỉn màu răng… Nếu vậy, mẹ bầu có thể thay đổi sác sản phẩm sắt có chứa dạng hợp chất sắt khác. Sắt III polymaltose được chứng minh giảm nhẹ các hiện tượng khó chịu trên, có thể là lựa chọn tốt cho bạn.

Tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh, nguy hiểm hơn sẽ làm tăng nguy cơ bị biến chứng sản khoa.

Acid folic

Tham gia tạo máu và hình thành ống thần kinh. Thiếu acid folic ở người mẹ có thể dẫn đến thiếu máu, khuyết tật của ống thần kinh ở thai nhi. Nguồn cung cấp acid folic có nhiều trong các trái cây, rau xanh, trứng nhưng trong khẩu phần thường không đủ, vì vậy người mẹ cần được bổ sung khi mang thai.

Bộ Y tế khuyến cáo bà bầu uống thêm 400 mcg acid folic mỗi ngày.

Acid folic có thể bắt đầu sử dụng từ 3 tháng trước khi mang thai để phòng ngừa các khuyết tật về ống thần kinh (thường xảy ra ở ngày 28 của thai kì, khi nhiều phụ nữ còn chưa phát hiện mình có thai).

Canxi

Có vai trò quan trọng tham gia cấu tạo khung xương cho thai nhi và đảm bảo cho nhu cầu can xi của mẹ. Đối với thai, thiếu can xi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, giảm chiều dài sơ sinh…

Nhu cầu canxi cho bà bầu là 1200mg/ngày. Con số này có thể cao hơn vào 3 tháng cuối thai kì mẹ bầu nhé.

Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi gồm sữa, hải sản, trứng… Bạn có thể tìm hiểu hàm lượng canxi trong từng loại thực phẩm để thiết kế thực đơn phù hợp cho mình.

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kì là lúc tập trung phát triển bộ khung xương vững chắc của thai, nhu cầu canxi cũng tăng lên. Bởi vậy, bổ sung thêm canxi bằng thuốc nên bắt đầu sớm từ tuần thứ 12-16, muộn nhất cũng phải trước tuần thứ 20.

Vitamin D

Giúp hấp thu và chuyển hóa các chất khoáng như canxi, phospho. Bà bầu thiếu canxi sẽ khiến trẻ còi xương ngay từ trong bụng mẹ. Bà bầu được khuyến cáo bổ sung vitamin D 15mcg/ngày hoặc dành thời gian tắm nắng 20-30 phút trong suốt thai kì.

Các thực phẩm giàu vitamin D gồm phomat, cá, trứng, sữa… Ngoài ra, có thể phòng còi xương cho trẻ bằng các uống vitamin D 200.000UI khi thai được 7 tháng.

Một số lưu ý khác

Nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu là khác nhau giữa các quốc gia do phải cân đối theo thói quen ăn uống, lối sống…, bởi vậy khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam sẽ khác Bộ Y tế của Đức, Canada, Nhật….

Ví dụ, Đức khuyến cáo bổ sung 30mg sắt nguyên tố/ngày, nên các sản phẩm xách tay Đức chỉ chứa 30mg sắt mà thôi. Tại Việt Nam, bà bầu cần bổ sung khoảng 60mg sắt nguyên tố/ngày, như vậy nếu chỉ sử dụng sản phẩm trên sẽ không đủ.

“Thuốc bổ” không phải cứ uống nhiều là tốt. Mẹ bầu nhớ sử dụng theo liều được khuyến cáo để có hiệu quả tốt nhất.

Bổ sung sắt đúng cách trong điều trị thiếu máu

Bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Khi lượng sắt trong thực phẩm không cung cấp đủ hay có sự rối loạn hấp thu chất sắt trong cơ thể, hoặc các tế bào hồng cầu không sản sinh ra đủ do cơ thể mất máu nhiều, sẽ gây nên tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và dần dần sẽ gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Bệnh thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý rất thường gặp ở vùng dân cư có mức sống thấp, chế độ dinh dưỡng kém, người có tiền sử bệnh mãn tính hay bị thiếu máu, phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt…

Nguyên nhân:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt như:

Do mất máu nhiều trong giai đoạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu chất sắt.

Bệnh lý ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày… nên cơ thể không hấp thu tốt chất sắt.

Không cung cấp đủ sắt cho nhu cầu tăng cao ở phụ nữ đang mang thai hay cho con bú hoặc trẻ em trong giai đoạn dậy thì, phát triển quá nhanh.

Bệnh lý nhiễm khuẫn mạn tính, ảnh hưởng đến sự tạo máu của cơ thể…
Bổ sung các loại thuốc có chứa sắt là phương pháp chủ yếu trong điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Triệu chứng:

Người bị bệnh thiếu máu do thiếu sắt thường có các biểu hiện:

Da xanh xao.

Người mệt mỏi, yếu ớt.

Khả năng tập trung kém (ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập).

Hơi thở nông, nhịp tim nhanh.

Chóng mặt, choáng váng.

Nhức đầu và mất ngủ.

Viêm loét miệng, lưỡi.

Móng tay khô, giòn và cong ngược lên trên (móng tay hình muỗng)…

Điều trị:

Bổ sung sắt với các loại thuốc có chứa sắt là phương pháp chủ yếu trong điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Các thuốc này thường chứa sắt ở dạng muối sulfat, muối gluconat hay muối fumarate.

Những lưu ý khi bổ sung sắt:

Phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc, tránh bổ sung sắt quá liều trong một thời gian dài, sẽ gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường…

Các tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hay táo bón.

Khi uống thuốc cần tránh xa các bữa ăn 1 – 2 giờ, vì thức ăn làm giảm sự hấp thu sắt.

Không uống nước chè, sữa, cà phê… ngay sau khi uống thuốc vì làm giảm hấp thu sắt.

Tránh phối hợp chung sắt với các thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin và nhóm quinolon, thuốc kháng acid, hoóc-môn tuyến giáp… vì làm giảm sự hấp thu sắt.

Vitamin C làm tăng sự hấp thu sắt nên thường được phối hợp với nhau.

Bên cạnh việc bổ sung sắt, cần kết hợp các phương pháp sau đây:

Tăng cường chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt với các thực phẩm như thịt, đậu, bánh mì nguyên cám, trái cây, rau xanh…

Các bệnh lý gây ảnh hưởng đến sự hấp thu chất sắt của cơ thể cần phải được chữa trị thật tốt.

Lý do vì sao cần viên sắt cho người thiếu máu?

Viên sắt cho người thiếu máu là thực phẩm vô cùng cần thiết trong việc điều trị thiếu máu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vì sao người bị bệnh thiếu máu lại cần bổ sung viên sắt trong bài viết dưới đây.

Có đúng thiếu máu là thiếu sắt?

Thiếu máu là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống

Thiếu máu là một tình trạng mà cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển đầy đủ oxy đến các mô. Thiếu máu khiến cho người bệnh trở nên xanh xao, mệt mỏi, sức khoẻ yếu, hay chóng mặt, choáng váng, nhức đầu, mất ngủ,…

Các nguyên nhân thường gặp của bệnh thiếu máu bao gồm:

Thiếu máu do thiếu sắt

Đây là hình thức phổ biến của bệnh thiếu máu. Nguyên nhân chi tiết là do sự thiếu hụt hàm lượng nguyên tố sắt trong cơ thể. Tủy xương của chúng ta cần sắt để tạo ra hemoglobin. Không đủ lượng sắt cần thiết, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ hemoglobin cho các tế bào máu, dẫn đến thiếu máu.

Thiếu máu do thiếu hụt vitamin

Ngoài sắt ra, cơ thể còn cần các chất khác như folate và vitamin B12 để có thể sản xuất đủ số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh đảm bảo quá trình lưu thông khí huyết. Thiếu hụt các chất dinh dưỡng này có thể gây giảm sản xuất tế bào máu đỏ. Ngoài ra, thiếu hụt còn do cơ thể một số người không có khả năng hấp thụ vitamin B12.

Thiếu máu do bệnh mãn tính

Một số bệnh mãn tính như ung thư, HIV/AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn… có thể cản trở việc sản xuất tế bào hồng cầu, dẫn đến thiếu máu mãn tính. Ngoài ra, suy thận cũng có thể là nguyên nhân gây ra thiếu máu.

Thiếu máu aplastic

Nguyên nhân này thực tế tương đối hiếm gặp. Đây là trường hợp thiếu máu có khả năng đe dọa đến tính mạng, nguồn gốc là sự suy giảm khả năng của tủy xương để sản xuất cả ba loại tế bào máu – tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Thiếu máu liên quan tới bệnh tủy xương

Một loạt các bệnh như bạch cầu và loạn sản tủy có thể gây ra thiếu máu do chúng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất máu trong tủy xương. Một vài bệnh ung thư khác của máu hoặc tủy xương, chẳng hạn như đa u tuỷ, rối loạn tăng sinh tủy và ung thư hạch, cũng có thể gây thiếu máu.

Thiếu máu tán huyết

Thiếu máu tán huyết phát triển khi các tế bào máu đỏ bị phá hủy với tốc độ nhanh hơn tốc độ tủy xương có thể tạo ra chúng để bù đắp sự thiếu hụt. Một số bệnh về máu có thể làm tăng sự phá hủy tế bào máu đỏ như: rối loạn tự miễn dịch khiến cơ thể sản xuất kháng thể với chính các tế bào máu đỏ và phá hủy chúng. Ngoài ra, một số loại thuốc, chẳng hạn như một số thuốc kháng sinh dùng để điều trị nhiễm trùng, cũng có thể phá vỡ các tế bào máu đỏ.

Thiếu máu khác

Còn một số các hình thức hiếm của bệnh thiếu máu như thalassemia và thiếu máu do hemoglobin khiếm khuyết, nôm na là do những tế bào hồng cầu có hình dáng bất thường nên sớm tiêu biến, dẫn đến tình trạng thiếu hụt triền miên của các tế bào máu đỏ.

Đôi khi, nguyên nhân của bệnh thiếu máu không nằm trong số các nguyên nhân trên và rất khó có thể được xác định.

Công việc của người thầy thuốc vì thế không chỉ đơn giản là cho ngay thuốc có chất sắt nếu nghi ngờ thiếu máu, mà phải truy tìm lý do dẫn đến thiếu máu để có phác đồ điều trị tương ứng. Vì thế, bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm để được chẩn đoán chính xác nhất, tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tuỳ tiện.

Trường hợp nào cần bổ sung viên sắt?

Viên sắt cho người thiếu máu rất cần thiết để giải quyết tình trạng thiếu máu, đặc biệt đối với phụ nữ

Bệnh thiếu sắt có thể do chế độ ăn kiêng hoặc ăn uống thiếu khoa học, các chất dinh dưỡng nghèo nàn. Những triệu chứng của bệnh thiếu sắt là: cảm thấy mệt mỏi, tóc khô xơ, rụng tóc, kém tập trung, đau đầu và móng tay giòn, dễ gãy.

Đối với những trường hợp sau có thể cần được chỉ định bổ sung viên sắt như:

Phụ nữ, bao gồm cả phụ nữ có thai và không có thai. Nguyên nhân là do mất máu trong những kỳ kinh nhiều là một yếu tố nguy cơ cao khiến nồng độ sắt trong cơ thể phụ nữ luôn thấp hơn mức cần thiết. Thai nghén cũng là một nguyên nhân gây thiếu sắt hay gặp khác do khi mang thai, cơ thể cần lượng sắt gấp nhiều lần bình thường để cung cấp cho cả đứa trẻ trong bụng mẹ. Phụ nữ sau khi sinh và đang trong thời kỳ cho con bú vẫn cần bổ sung sắt.

Những người ăn chay: Thịt và các thực phẩm từ động vật là nguồn cung cấp sắt tốt nhất và hiệu quả nhất do dễ hấp thu hơn các nguồn khác, vì vậy những người ăn chay thường xuyên dễ bị thiếu sắt.

Những người mắc bệnh đường tiêu hóa: Đây là những người hấp thu kém chất dinh dưỡng do bệnh đường ruột, hội chứng ruột kích thích có nguy cơ cao.

Đối tượng sau phẫu thuật, bị mất máu do chấn thương hoặc bị chảy máu đường tiêu hóa và sinh sản, bệnh lý ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày… nên cơ thể không hấp thu tốt chất sắt.

Trẻ con sinh thiếu tháng hoặc người bị rối loạn hấp thu sắt.

Những người có các triệu chứng do thiếu sắt gây ra như: mệt mỏi, cảm giác thở gấp, chóng mặt, đau đầu, mạch nhanh, da nhợt nhạt, móng khô, cảm giác ngứa toàn thân, rụng tóc, đau họng, lở miệng, khó nuốt và mất cảm giác ngon miệng, thậm chí là đau thắt ngực.

Khi lượng sắt trong thực phẩm không cung cấp đủ hay có sự rối loạn hấp thu chất sắt trong cơ thể, hoặc các tế bào hồng cầu không sản sinh ra đủ do cơ thể mất máu nhiều. Ban đầu, thiếu máu có thể rất nhẹ nên không được chú ý. Nhưng dấu hiệu và triệu chứng sẽ xấu đi nếu tiếp tục thiếu máu.

Tuy việc bổ sung viên sắt cho người thiếu sắt là vô cùng quan trọng, bạn vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc tự bổ sung sắt mà không có chỉ định của bác sĩ sẽ gây ra những hậu quả khó lường. “Nhiều hơn 20mg có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như đau dạ dày hoặc táo bón”, theo Alison Clark, thuộc Hiệp hội ăn uống Anh quốc (British Dietetic Association).

Người thiếu máu có thể bổ sung sắt bằng cách nào?

Có thể bổ sung sắt nhờ chế độ dinh dưỡng đa dạng các loại thực phẩm

Việc bổ sung sắt có rất nhiều cách như: ăn đủ chất hàng ngày, ưu tiên thực phẩm có nguồn sắt dồi dào hoặc chọn bổ sung sắt bằng thuốc sắt.

Các bệnh lý thiếu hụt sắt có thể dễ dàng được khắc phục thông qua việc tăng cường thu nạp vào cơ thể những loại thực phẩm chứa nhiều sắt. Sắt có trong các loại thực phẩm được chia ra làm hai loại – chất sắt heme thu được từ các nguồn động vật và chất sắt non-heme thu được từ các thực vật. Heme sắt dễ hấp thụ hơn trong khi non – heme sắt khó hấp thụ hơn. Đó là lý do tại sao cơ thể những người ăn chay thường thiếu sắt và hệ quả dẫn đến bị mắc các chứng thiếu máu.

Các loại thực phẩm chứa heme sắt gồm có:

– Thịt màu đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu…Thịt càng sẫm màu thì càng chứa nhiều chất sắt.

– Thịt gia cầm có phần thịt đùi chứa nhiều chất sắt hơn phần thịt ở lườn.

– Cá, đặc biệt là các loại cá béo và các động vật thân mềm (sò, trai…)

Các loại thực phẩm chứa non – heme sắt thường gặp là:

Các loại rau lá xanh đậm như rau cải xoong, rau bina, cải xoăn
Các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mạch, yến mạch
Đậu Hà Lan, các loại đậu đỗ
Một số loại hạt như: hạt vừng, hạt hướng dương, hạt hồ đào, hạt hạnh nhân
Lòng đỏ trứng
Mật đường
Một cách khác giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường hấp thu sắt là kết hợp các loại thực phẩm giàu loại khoáng chất này với những thực phẩm chứa nhiều vitamin C.

Ngoài ra, cần hạn chế dùng các sản phẩm từ sữa bởi vì các sản phẩm từ sữa ngăn chặn sự hấp thụ chất sắt từ thực phẩm, đặc biệt là đối với phụ nữ. Cắt giảm cả caffeine vì chất này cũng kìm hãm sự hấp thụ chất sắt từ thực phẩm. Không uống trà, cà phê, coca trong bữa ăn và chỉ uống sau ăn 2 tiếng.

Fenulin. Giải pháp bổ sung sắt tối ưu nhất

Fenulin là viên uống bổ sung sắt hiệu quả, nhất là cho những người thiếu máu do thiếu sắt

Mục đích của việc bổ sung sắt đường uống là cung cấp đủ sắt để khôi phục lại 12 mức độ lưu trữ sắt thông thường và để bổ sung sự thiếu hụt hemoglobin. Thường phải mất đến 6 tháng để bổ sung sắt trước khi hàm lượng sắt trở lại bình thường.

Fenulin cung cấp sắt, vitamin và một số khoáng chất khác như vitamin A, B2, B6, B12, đồng, giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể, bổ sung máu cho các đối tượng thiếu máu do thiếu sắt: phụ nữ độ tuổi sinh sản, phụ nữ trước thụ thai, phụ nữ có thai và cho con bú, thiếu nữ tuổi dậy thì,…

Fenulin sử dụng nguồn nguyên liệu sắt sulfat – muối sắt vô cơ có khả năng được hấp thu gấp 2 lần so với sắt có trong thức ăn. Đây là nguyên liệu an toàn, dễ hấp thu, có giá thành rất đắt đỏ. Với hàm lượng 20mg sắt/viên, chỉ cần uống 1 viên mỗi ngày, bạn đã cung cấp đủ lượng sắt mà cơ thể cần.

Viên sắt cho người thiếu sắt Fenulin được sản xuất tại Canada và được phân phối tại hơn 35 quốc gia ở Châu Âu và được phân phối chính tại hơn 70 quốc gia trên Thế giới.

Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị thiếu máu hiệu quả cùng Fenulin

Là thực phẩm hỗ trợ bổ sung sắt, Fenulin giúp cung cấp sắt và các vitamin thiết yếu cho quá trình tạo máu, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Sản phẩm được sản xuất tại Canada và phân phối tại hơn 35 quốc gia châu Âu và phân phối chính thức tại hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới.

So với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, Fenulin được đánh giá là mang lại hiệu quả tối ưu hơn với công thức đủ lượng sắt hằng ngày cho cơ thể. Trong 1 viên nén Fenulin có chứa 20mg sắt, 5 mg kẽm cùng hàm lượng vừa đủ các vi chất khác như đồng, vitamin A, vitamin B2, B6 và B12. Đây là những chất xúc tác giúp tăng cường hấp thu sắt cũng như hỗ trợ cho quá trình tạo máu trong cơ thể.

Để cơ thể dễ dàng hấp thu hàm lượng sắt có trong sản phẩm, nhà sản xuất cũng đã lựa chọn loại sắt II sunfat để tăng khả năng hấp thu. Loại muối sắt này không những được cơ thể hấp thụ trực tiếp mà còn có khả năng hấp thu cao gấp 2 lần so với sắt có trong thực phẩm.

Với thành phần vượt trội, Fenulin thích hợp cho người bị thiếu máu do không cung cấp đủ dinh dưỡng cho quá trình tạo máu (sắt và các vitamin, khoáng chất); phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (trước và trong khi mang bầu, cho con bú…), bệnh nhân bị rối loạn kém hấp thu, người bị mất máu ngoại vi, trẻ em mắc giun sán, chấn thương, mất máu…

Fenulin hiện đang được bán trực tuyến trên website của chúng tôi hoặc quý khách hàng có thể mua tại các nhà thuốc phân phối trên cả nước. Với giá bán 155.000 VNĐ/hộp 30 viên dùng trong 1 tháng, đây là sự lựa chọn kinh tế cho nhu cầu bổ sung hàm lượng sắt cần thiết mỗi ngày cho cơ thể.

Hi vọng với những thông tin trên đã phần nào giúp các bạn biết thiếu máu nên ăn gì để bổ sung, từ đó tự mình lựa chọn được những thực phẩm giàu sắt trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của gia đình. Bên cạnh việc tăng cường các thực phẩm giàu sắt thì chúng ta cũng nên kết hợp cùng các thực phẩm bổ sung sắt an toàn, hiệu quả mà Fenulin là một trong số đó.

 

Những điều cần biết về thuốc sắt cho người thiếu máu

Thuốc sắt cho người thiếu máu là cách thức hữu hiệu giúp điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc sắt cho người thiếu máu, để đạt hiệu quả tối ưu, chúng ta cũng cần lưu ý một số vấn đề sau.

Những người dễ bị thiếu máu thiếu sắt

Có nhiều dạng thiếu máu như thiếu máu do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, thiếu máu do băng huyết, các bệnh hủy hoại máu trong bệnh ung thư bạch cầu, trong một số bệnh truyền nhiễm, do ký sinh trùng, tác dụng của dược phẩm, hóa chất…

Tuy nhiên, các khảo cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới đã cho thấy, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 95% các trường hợp thiếu máu dinh dưỡng. Tại các nước phát triển như Mỹ, tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt chiếm 25% trẻ sơ sinh, 30% phụ nữ mang thai, 15% phụ nữ trong thời kỳ hành kinh và 12% ở các cháu tuổi đang lớn. Tại nhiều nước nghèo, tỷ lệ thiếu máu do thiếu chất sắt lên tới 60% phụ nữ và trẻ em đang tuổi lớn.

Thiếu máu do thiếu chất sắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính, từ trẻ sơ sinh đến các cháu đang lớn, ở người có tuổi và đặc biệt là ở phụ nữ. Trong đó một số đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu máu do thiếu sắt phải kể tới:

– Phụ nữ mang thai: Trong quá trình mang thai hầu như phụ nữ thường không có đủ lượng sắt dữ trữ. Nếu phụ nữ mắc bệnh thiếu máu trong thời gian này sẽ gia tăng nguy cơ để non.

– Người bị chấn thương, mất máu: Những người bị chấn thương, tai nạn khiến cho cơ thể mất máu, chảy máu quá nhiều.

– Trẻ em mắc bệnh giun sán: Đối với trẻ em bị mắc bệnh giun sán thường hay bị bệnh thiếu máu. Bởi giun sán sẽ hút các chất dinh dưỡng của trẻ ăn vào, đồng thời gây rối loạn tiêu hóa và hấp thu thức ăn.

Loại sắt nào cơ thể dễ hấp thu

Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cơ thể. Cụ thể với trẻ nhỏ sẽ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, hệ miễn dịch suy yếu, ảnh hưởng đến chỉ sống thông minh.

Trong khi đó thì với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là mang thai, thiếu máu thiếu sắt gây nên tình trạng thiếu oxy ở các cơ quan tổ chức. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, tăng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong của bà bầu và thai nhi.

Do đó, việc bổ sung sắt rất quan trọng đối với những người bị thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên để chọn thuốc sắt cho người thiếu máu như thế nào thì khá ít người biết.

Hiện nay, các thuốc sắt cho người thiếu máu trên thị trường chủ yếu được bào chế dưới dạng viên nén, viên nang mềm hoặc dung dịch lỏng. Theo quan niệm của một số mẹ bầu dạng sắt nước được cho là dễ hấp thụ, ít gây táo bón, ít gây nóng nhưng lại khá khó uống, dễ gây buồn nôn. Ngược lại dạng viên dễ uống và không gây buồn nôn nhưng lại khó hấp thu, gây nóng trong nhiều hơn. Thực chất dù là sắt nước hay sắt viên không quan trọng bằng thành phần cấu tạo nên thuốc.

Theo các chuyên gia y tế thì khi chọn thuốc sắt cho người thiếu máu, cần lựa chọn sản phẩm bổ sung giúp cơ thể hấp thụ lượng sắt tối đa. Hàm lượng sắt trong sản phẩm cũng chỉ cần ở mức vừa đủ, không nên quá ít nhưng cũng không cần quá nhiều. Hàm lượng sắt ở người trưởng thành sẽ cần 14mg/ngày, với phụ nữ mang thai gấp đôi là 27mg/ngày

Về phân loại muối sắt thì có sắt vô cơ và hữu cơ, các loại muối sắt này cũng bao gồm nhiều loại như muối sắt II hoặc sắt III. So với muối sắt III thì muối sắt II sunfat dễ hấp thu hơn cả, muối sắt này sẽ được hấp thu trực tiếp luôn vào cơ thể mà không qua quá trình chuyển đổi. Khả năng hấp thu của muối sắt sunfat cũng được đánh giá là cao gấp 2 lần so với sắt có trong thức ăn. Do vậy khi chọn thuốc sắt cho người thiếu máu nên ưu tiên các sản phẩm được bào chế từ muối sắt II.

Ngoài ra, để cơ thể dễ dàng hấp thu chất sắt, các nhà sản xuất cũng kết hợp thêm một số chất xúc tác cần thiết có trong sản phẩm, giúp tăng cường hấp thu sắt đồng thời hỗ trợ quá trình tạo máu. Do vậy người dùng cũng nên tham khảo thành phần của sản phẩm để lựa chọn những loại thuốc sắt cho người thiếu máu tối ưu hơn cả.

Để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt, thương hiệu dược phẩm hàng đầu tại Canada đã cho ra đời sản phẩm thuốc sắt cho người thiếu máu mang tên Fenulin.

Với hàm lượng 20 mg sắt tối ưu cho quá trình hấp thu kết hợp cùng với các vi chất cần thiết như kẽm, đồng, vitamin A, vitamin B2, B6 và B12; sản phẩm giúp cung cấp sắt và các vitamin thiết yếu cho quá trình tạo máu, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thiếu máu do thiếu sắt.

Fenulin đặc biệt thích hợp với những người bị thiếu máu do không cung cấp đủ dinh dưỡng cho quá trình tạo máu (sắt và các vitamin, khoáng chất). Ngoài ra, những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản ( chuẩn bị mang thai, mang thai, cho con bú), bệnh nhân bị rối loạn kém hấp thu, người bị mất máu ngoại vi, trẻ em mắc giun sán, chấn thương, mất máu cũng được khuyên dùng thực phẩm bổ sung Fenulin.

Ngoài việc lựa chọn sắt II sunfat để tăng khả năng hấp thu sắt cho người dùng, nhà sản xuất còn cân nhắc đến liều lượng sử dụng, chỉ cần 1 viên/ngày đủ cung cấp hàm lượng sắt cần thiết cho người dùng, đồng thời cũng mang lại sự thoải mái, dễ dàng khi sử dụng.

Cũng theo các chuyên gia y tế, để đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng thuốc sắt cho người thiếu máu, người bệnh nên duy trì uống 1 viên Fenulin mỗi ngày cho đến khi các chỉ số máu trở lại bình thường. Có thể uống trước bữa ăn hoặc uống kết hợp cùng với vitamin C để đạt hiệu quả hấp thu cao hơn.

Thiếu máu nên uống thuốc gì hiệu quả mà an toàn?

Thiếu máu nên uống thuốc gì là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân thiếu máu. Tuy nhiên, giữa hàng chục loại thuốc được bày bán trên thị trường hiện nay thì lựa chọn sản phẩm nào để hiệu quả và an toàn quả là một vấn đề không hề đơn giản.

Các nguyên nhân gây thiếu máu

Thiếu máu là hiện tượng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu ôxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể, trong đó giảm huyết sắc tố có ý nghĩa quan trọng nhất.

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu có thể kể đến như:

Thiếu máu do thiếu sắt: Trường hợp khá phổ biến chiếm tỉ lệ 25-35%. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt các nguyên tố sắt trong cơ thể. Thực tế, tủy xương cần chất sắt để tạo hemoglobin. Nếu không có đủ chất sắt, cơ thể sẽ không thể sản xuất hemoglobin đủ cho các tế bào máu đỏ. Dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt.

Bị bệnh giun móc: Khi giun móc hút máu ở thành ruột, nó sẽ tiết ra độc tố gây ức chế cơ quan tạo máu, gây thiếu máu kéo dài dẫn đến thiếu sắt, thiếu máu nhược sắc. Đồng thời khi hút máu, chúng gây ra những vết loét chảy máu rỉ rả, nên người bệnh giun móc bị mất máu nhiều hơn lượng máu bị giun hút.

Bệnh mạn tính cũng chiếm tỉ lệ 25-35% các trường hợp thiếu máu. Một số bệnh mạn tính ở gan, thận, nội tiết sẽ gây ra thiếu máu ở người bệnh.

Tán huyết và tủy xương không tạo đủ tế bào máu chiếm 15%.

Một số bệnh khác như thiếu vitamin B12, thiếu Axit Folic.

Bổ sung sắt ra sao khi bị thiếu máu

Trong các nguyên nhân gây thiếu máu thì thiếu máu do thiếu sắt là phổ biến hơn cả.

Ở người bình thường, 90% đến 95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ nguồn sắt do hồng cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, có 5% – 10% (1 – 2mg) lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất đi, cơ thể cần nhận thêm sắt từ thức ăn cũng như các chế phẩm chứa sắt bổ sung.

Các thực phẩm giàu chất sắt bao gồm:

Động vật thân mềm: gồm trai, sò, hàu là những loại cung cấp lượng sắt dồi dào cho cơ thể bạn. 20 con sò có thể cung cấp 53 mg sắt, tương đương 295% lượng sắt cần thiết mỗi ngày. Hàu, sò và bạch tuộc cũng góp phần mang lại một lượng sắt đáng kể lần lượt 57%, 45% và 32% DV sắt.

Gan của các loài động vật chiếm 6.1 mg sắt trong một khẩu phần ăn khoảng 100 g.

Hạt bí xanh và bí đỏ: Chúng có thể cung cấp khoảng 34 mg tương đương với 188% lượng sắt cần thiết

Thịt bò: Trong 100 g thịt bò nạc sẽ có thể cung cấp cho chúng ta 3.1 mg tương đương 21% lượng sắt cần thiết.

Và nhiều loại thực phẩm như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau có lá xanh thẫm, sô cô la đen và bột ca cao… là những thực phẩm có hàm lượng sắt tương đối cao.

Ngoài việc bổ sung sắt qua chế độ ăn uống, bạn cũng có thể bổ sung qua thuốc sắt. Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc thiếu máu nên uống thuốc gì? Rất đơn giản, bổ sung sắt cho người thiếu máu với các loại thuốc có chứa sắt kết hợp với các chất xúc tác giúp hấp thụ sắt tốt hơn là phương pháp chủ yếu trong điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Các vi chất kết hợp cùng sẽ giúp sắt được hấp thu tốt hơn đồng thời hạn chế được các tác dụng phụ khi bổ sung sắt.

Việc uống thuốc gì khi thiếu máu cần tham khảo ý kiến bác sỹ cũng như cân nhắc đến nhu cầu cơ thể và hàm lượng sắt có trong sản phẩm cũng như các vi chất có trong thành phần. Từ hàm lượng cần thiết của cơ thế, bạn sẽ tìm ra liều lượng phù hợp như:

Nam giới cần 10 mg/ngày,
Phụ nữ bình thường cần 15mg/ngày,
Phụ nữ mang thai cần 30mg/ngày.
Theo các bác sĩ thì các sản phẩm được bào chế từ muối sắt II sunfat sẽ cho khả năng hấp thu cao hơn so với muối sắt III. Người dùng nên lựa chọn sản phẩm có nguyên liệu là muối sắt II để cơ thể hấp thụ trực tiếp sắt mà không cần quá trình chuyển đổi.

Sắt. Dưỡng chất cho sự phát triển khỏe mạnh của bé yêu

Bổ sung sắt cho bà bầu là việc làm cần thiết để chống lại nguy cơ thiếu máu đấy mẹ ơi!

Sắt là thành phần thiết yếu của hemoglobin, một loại protein trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy khắp cơ thể mẹ và cung cấp cho bé yêu. Trong thời gian mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ bầu sẽ tăng lên gần 1,5 lít nên chất sắt đóng vai trò cực kì quan trọng. Các mẹ nhớ phải lưu ý đấy!

Trong thời gian mang thai, mẹ rất dễ gặp tình trạng thiếu máu cao do lượng máu tăng lên. Thiếu máu là tình trạng cơ thể không sản sinh đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đến các mô tế bào. Khi các mô trong cơ thể không được cung cấp đủ oxy, mẹ bầu sẽ cảm thấy yếu ớt, cơ thể suy nhược và trông vô cùng nhợt nhạt. Lúc đó, việc cung cấp oxy cho bé con đang lớn dần lên cũng sẽ bị ảnh hưởng. Để tránh thiếu máu do thiếu chất sắt, các mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt trong suốt thai kỳ nhé !

Ngoài ra, bé con trong bụng mẹ có nhu cầu sắt cao để tạo ra các tế bào hồng cầu, nếu không bé sẽ không thể phát triển khỏe mạnh được đâu! Hơn nữa thiếu chất sắt trong thời kỳ mang thai có thể khiến bé có nguy cơ sinh non và bị suy dinh dưỡng khi chào đời đấy.

Chưa hết đâu, sắt còn cần thiết cho sự phát triển não bộ của bé, đặc biệt trong các quy trình hoạt động của não bộ như quá trình hình thành vỏ bao myelin, sản xuất chất dẫn truyền thần kinh và các quy trình chuyển hóa năng lượng. Việc cung cấp chất sắt cho bé, ngay cả sau khi chào đời, là vô cùng thiết yếu để giúp bé phát triển đồng thời khả năng nhận thức cũng như vận động .

Sắt còn có vai trò hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mẹ và giúp bệnh tật “né xa” trong thời gian mang thai.

Các mẹ bầu cần bổ sung bao nhiêu lượng sắt trong thai kỳ?

Vì các nguồn thực phẩm thông thường không thể cung cấp đủ lượng chất sắt cho cơ thể và việc xác định lượng sắt cần thiết cũng không hề đơn giản, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khuyến cáo các mẹ bầu nên uống bổ sung viên sắt chứa từ 30-60 mg sắt nguyên tố mỗi ngày.

Và mẹ cũng đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống trong thời gian mang thai nhé.

Loại thực phẩm nào có thể cung cấp sắt cho mẹ và bé?

Có rất nhiều thực phẩm tốt mà mẹ có thể ăn để bổ sung chất sắt:

Thịt (ví dụ như thịt gà và thịt bò)

Cá (đặc biệt cá mòi và cá ngừ)

Rau có màu xanh đậm (như rau bó xôi hoặc rau cải xanh)

Trái cây (như dưa hấu, nho khô và mơ)

Đậu (đậu lăng, đậu nành và đậu Hà Lan)

Ngoài ra, việc tiêu thụ thực phẩm hoặc thức uống có nhiều vitamin C (như trái cây có múi) trong bữa ăn có thể giúp cơ thể hấp thụ chất sắt từ các thực phẩm giàu chất sắt tốt hơn.

Gọi 098.4607.853 (24/24) hoặc ĐĂNG KÝ để nhận TƯ VẤN TỪ CHÚNG TÔI

Đăng ký tư vấn