Chế độ dùng thuốc và dinh dưỡng khoa học
Điều trị bệnh thiếu máu sẽ đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều nếu như bạn hiểu rõ về bệnh và có một chế độ bổ sung phù hợp
Thiếu máu là tình trạng mà số tế bào hồng cầu hoặc khả năng vận chuyển oxy của chúng không đáp ứng đủ nhu cầu sinh lý, tình trạng này thay đổi theo tuổi, giới tính, chiều cao, hút thuốc, và tình trạng mang thai.
Nguyên nhân gây thiếu máu
– Để điều trị bệnh thiếu máu dứt điểm, bạn cần nắm chắc nguyên nhân gây thiếu máu của mình. Nguyên nhân gây ra thiếu máu có thể xếp thành 3 nhóm như sau:
+ Do chảy máu hay tan máu: các trường hợp chảy máu cấp tính hoặc mạn tính đều có thể gây tình trạng thiếu máu cho cơ thể. Mất máu cấp tính gặp trong xuất huyết tiêu hóa nặng, tai nạn chấn thương,.. và một số trường hợp gây mất máu mạn tính như nhiễm các bệnh ký sinh trùng đường ruột, trĩ,..
+ Tan máu – vỡ hồng cầu có thể do bản thân hồng cầu hoặc nguyên nhân ngoài hồng cầu. Những bất thường bẩm sinh của hồng như bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh hồng cầu hình bầu dục,.. gây hồng cầu dễ vỡ.
+ Do giảm sinh hồng cầu: giảm sinh hồng cầu có thể do thiếu nguyên liệu tổng hợp như: sắt, vitamin B12, acid folic,..hoặc do tủy xương giảm sinh, trong các trường hợp như suy tủy, thiếu erythropoietin,..
Triệu chứng của thiếu máu
Tùy theo tình trạng thiếu máu của cơ thể là cấp tính, mạn tính hay do cơn tan máu cấp các triệu chứng có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột. Một số triệu chứng điển hình của thiếu máu là:
+ Da xanh, niêm mạc nhợt, lòng bàn tay trắng bệch.
+ Nhịp tim nhanh, lâu ngày có thể suy tim hoặc cơn đau thắt ngực,..
+ Khó thở khi gắng sức, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, đau đầu..
+ Rối loạn tiêu hóa: ăn kém, đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón,..
Điều trị thiếu máu hiệu quả
Không có phác đồ điều trị thiếu máu chung cho tất cả các trường hợp. Điều trị thiếu máu phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh, với mỗi nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, tùy theo mức độ thiếu máu nhẹ, trung bình hay nặng sẽ có thêm các chỉ định khác.
Với các thể thiếu máu cấp hoặc thiếu máu bẩm sinh, cách duy nhất để khắc phục tình trạng thiếu máu nhanh chóng là truyền máu. Những trường hợp thiếu máu mạn hoặc thiếu máu do thiếu nguyên liệu tạo máu, cách điều trị thiếu máu hiệu quả chính là điều chỉnh chế độ ăn và bổ sung các viên uống bổ sung.
Chế độ ăn uống
Khi có chẩn đoán thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt, chế độ ăn là điều mà bạn nên chú ý. Các loại thực phẩm giàu sắt sẽ được khuyến cáo bổ sung như: thịt đỏ, gan động vật, các loại rau xanh như rau cải, súp lơ,.. sẽ giúp bổ sung 1 lượng sắt hữu cơ nhất định cho cơ thể
Ngoài ra, việc bổ sung thêm những hoa quả giàu vitamin C như cam, bưởi,.. còn giúp bạn cải thiện hấp thu sắt từ các loại thức ăn này.
Tuy nhiên, chế độ ăn uống thường chỉ đáp ứng khoảng 5-10% nhu cầu sắt cần thiết , vì vậy, với những người bị thiếu máu hoặc có nguy cơ thiếu máu, chỉ khi uống viên sắt bổ sung thì bệnh thiếu máu thiếu sắt mới được điều trị dứt điểm.
Bổ sung viên sắt, acid folic
Thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên bệnh thiếu máu, vì vậy, thiếu máu thiếu máu sắt sẽ được kiểm soát nếu như bạn được bổ sung sắt đầy đủ.
Cơ thể người lớn chứa khoảng 3- 5 gam sắt, trong đó 1,5- 3 gam tồn tại trong hồng cầu. Ở người bình thường, nhu cầu sắt hàng ngày khoảng 0,5 – 1 mg . Phụ nữ giai đoạn có kinh nguyệt hoặc có thai, cho con bú nhu cầu sắt cao hơn khoảng 1 – 2 mg và 5- 6 mg trong 24 giờ. Tuy nhiên, vì khả năng hấp thu sắt của cơ thể thường chỉ khoảng 10-20% lượng bổ sung, vì vậy, hàm lượng sắt trong mỗi viên uống cần bổ sung sẽ cao gấp 5-10 lần. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, riêng với đối tượng phụ nữ mang thai, bà bầu cần bổ sung từ 30-60mg sắt mỗi ngày và duy trì bổ sung suốt thai kỳ để phòng ngừa thiếu máu và các biến chứng sản khoa liên quan.
Khi thiếu hụt sắt, cơ thể không chỉ có thay đổi sự tạo máu, mà còn thay đổi chức năng của nhiều enzym quan trọng. Do vậy, bổ sung sắt là biện pháp rất quan trọng để đảm bảo cơ thể có thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh.
Hiện nay, thuốc bổ sung sắt trên thị trường khá đa dạng, với những người bị thiếu máu, hoặc những phụ nữ mang thai, việc lựa chọn thuốc sắt có thể khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn, Safoli là thuốc điều trị thiếu máu thiếu sắt chuyên biệt, với thành phần sắt là sắt hữu cơ, sắt không oxy hóa có tên là IPC (viết tắt của iron polymaltose complex), khác biệt hoàn toàn với các loại sắt oxy hóa thông thường bởi độ an toàn cao, ít gây tác dụng phụ ở đường tiêu hóa. Thêm vào đó, IPC được vận chuyển chủ động vào trong tế bào, vì vậy giảm thiểu nguy cơ quá thừa sắt trong cơ thể.
Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi điều trị thiếu máu sử dụng thuốc và chế độ ăn uống thế nào? Để được tư vấn về bệnh thiếu máu cũng như quá trình mang thai, kính mời độc giả liên hệ Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800.0016, đội ngũ tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.