Những điều cần biết về thiếu máu nhược sắc
Thiếu máu nhược sắc là một trong các bệnh lý về máu rất hay gặp. Bạn đã biết gì về thiếu máu nhược sắc, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
1. Thiếu máu nhược sắc là gì?
Thiếu máu nhược sắc là tình trạng thiếu máu với số lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu giảm dưới mức bình thường.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến thiếu máu nhươc sắc
– 90% các trường hợp thiếu máu nhược sắc là do thiếu sắt, nguyên nhân thiếu sắt thường đa dạng:
+Do cung cấp thiếu sắt: trẻ ăn không đúng và đủ chất dinh dưỡng, thức ăn thiếu đa dạng, thiếu các món nguồn gốc động vật, trẻ đẻ non hoặc người mẹ trong thời gian có thai và cho con bú bị thiếu sắt
+ Do hấp thu sắt kém khi mắc các bệnh mạn tính đường tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, cắt dạ dày,..
+ Bị mất quá nhiều sắt trong chảy máu mạn tính, chảy máu tiêu hóa( loét dạ dày- tá tràng,…) , bị bệnh ký sinh khuẩn đường ruột như giun móc, trĩ,..
+ Nhu cầu sắt cao trong các giai đoạn phát triển cơ thể nhanh: ở trẻ em giai đoạn dậy thì không được cung cấp sắt đầy đủ, ở phụ nữ có thai nhiều lần và sinh liền nhau.
− Thiếu máu nhược sắc có thể không do thiếu sắt:
+ Rối loạn chuyển hóa huyết sắc tố trong một số trường hợp nhiễm độc, cơ thể thiếu đạm hoặc thiếu vitamin B6.
+ Bệnh thiếu máu Thalassemia.
+ Rối loạn về hormon như thiểu năng giáp trạng.
3. Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu máu nhược sắc.
Bệnh thiếu máu nhược sắc cũng có các triệu chứng giống các bệnh thiếu máu khác với các đặc điểm điển hình như:
+ Da tái xanh, niêm mạc nhợt nhạt, người mệt mỏi, lông, tóc, móng khô, dễ gãy.
+ Có thể hay bị ngất và thường xuyên có các triệu chứng ù tai, chóng mặt…
+ Tim đập nhanh, khó thở khi gắng sức
+ Trẻ em: cơ thể chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường( thấp hơn, thiếu cân hơn,..)
+ Ăn chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa kéo dài
Tuy nhiên, để biết chính xác bạn có bị thiếu máu nhược sắc hay không, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tiến hành làm các nghiệm liên quan để tìm ra nguyên nhân.
4. Làm gì để cải thiện thiếu máu nhược sắc?
Bệnh thiếu máu nhược sắc ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người bệnh. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời,phù hợp, bệnh sẽ diễn biến theo hướng nặng lên và có thể dẫn đến tử vong. Điều trị thiếu máu nhược sắc không giống nhau trong tất cả các trường hợp, phải tùy theo nguyên nhân và điều trị nguyên nhân trước. Ví dụ như: cầm máu, chữa trị triệt để các trường hợp chảy máu ở đường tiêu hóa hoặc đường sinh dục như: tẩy giun, xử lý búi trĩ, điều trị loét dạ dày- tá tràng, rối loạn kinh nguyệt bằng các thuốc với chỉ định của bác sĩ,..
Dù là nguyên nhân gì, những điểm chung sau mà người thiếu máu nhược sắc cần lưu ý để sớm cải thiện tình trạng:
+ Chế độ ăn uống đa dạng, cung cấp đây đủ các vitamin và khóang chất, đặc biệt là chất sắt, acid folic,vitamin B12- các thành phần không thể thiếu trong quá trình tao máu. Thực phẩm giàu các chất này là: các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc, gan động vật,..; các loại đậu như: đậu nành, đậu đỏ, đậu lăng,…, các rau có màu xanh đậm,..
+ Khi sử dụng các thực phẩm trên nên sử dụng cùng các loại hoa quả giảu vitamin C, như cam, quýt,.. rất tốt cho quá trình hấp thu sắt. Hạn chế sử dụng cùng trà, cà phê,.. có thể làm giảm hấp thu sắt.
+ Nên tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để nhanh hồi phục.
+ Đặc biệt, với những phụ nữ mang thai- những người rất hay gặp thiếu máu do thiếu sắt, việc bổ sung sắt bằng các thực phẩm đôi khi không đủ mà còn cần thêm các thuốc chứa sắt. Với chế phẩm Safoli, các mẹ bầu không chỉ được cung cấp lượng sắt cần thiết mà còn có thêm cả acid folic với liều lượng phù hợp. Với dạng bào chế đặc biệt, chỉ có duy nhất trên thị thường là viên nang mềm, người dùng sẽ không cảm thấy khó chịu vì mùi kim loại cũng như không gây kích ứng đường tiêu hóa.
Trên đây là những điều cơ bản nên biết về thiếu máu nhược sắc cũng như một số lời khuyên để giúp nhanh hồi phục tình trạng. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước : 1800.0016, đội ngũ tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.