Nội Dung Chính [Hide]
- 1. Thông tin cần biết về viên uống bổ máu
- 2. Bổ sung sắt cũng phải đúng cách
- 3. Những dấu hiệu “tố” bạn thiếu sắt
- 4. Các lưu ý khi dùng thuốc chứa sắt
- 5. Chế độ dinh dưỡng trong điều trị thiếu máu thiếu sắt
- 6. Bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?
- 7. Bổ sung sắt đúng cách trong điều trị thiếu máu
- 8. Thực phẩm chức năng bổ sung sắt Fenulin 30 viên
- 9. Bao nhiêu sắt thì đủ ?
Thông tin cần biết về viên uống bổ máu
Vai trò của sắt trong cơ thể
Sắt là một trong những chất dinh dưỡng dồi dào nhất trong cơ thể. Sắt có trong tế bào và là chất cần thiết để duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch, duy trì các cơ bắp và điều chỉnh sự phát triển của tế bào. Vì thế hấp thụ đủ lượng sắt trong bữa ăn hàng ngày là rất quan trọng. Đối với những người phụ nữ mang thai, bé gái tuổi dậy thì và những người thiếu máu cần thiết phải bổ sung sắt, đặc biệt là mẹ bầu, sắt giúp tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Thiếu sắt sẽ nguy hiểm
Nếu thiếu sắt, sự vận chuyển ôxy đến các mô cơ sẽ giảm sút, làm cho cơ thể mệt mỏi kém tập trung, trí nhớ kém, hay quên. Khi thiếu máu khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu bị giảm, gây hiện tượng tim đập nhanh, hoa mắt, mệt mỏi, hay ngủ gật. Theo nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, thiếu sắt xảy ra trong giai đoạn niên thiếu, sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ, hệ thần kinh.
Thiếu máu trong thời kỳ mang thai là một trong những nguyên nhân gây sảy thai, sinh non, băng huyết sau sinh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thai nhi: suy dinh dưỡng bào thai, chậm phát triển thể chất và trí tuệ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, 43% phụ nữ không mang thai trong độ tuổi 15 – 50 ở các nước đang phát triển bị thiếu máu. Trong thời kỳ mang thai, tỷ lệ này tăng lên 56%. 80% các trường hợp thiếu máu thường có nguyên nhân do thiếu sắt.
Với thông tin Viên uống bổ máu cho phụ nữ mang thai giúp bạn yên tâm về sức khỏe. Đăng ký tư vấn gọi ngay (024) 3 787 6095
Nhận tư vấn dòng sản phẩm cho phụ nữ mang thai ngay!
Bổ sung sắt cũng phải đúng cách
Sắt có nhiều trong thức ăn. Thuốc chứa sắt lại rẻ tiền, nhưng do chưa biết rõ sự hấp thu sắt, ăn và dùng thuốc đúng cách nên bệnh thiếu máu do thiếu sắt vẫn khá phổ biến ở người mang thai, trẻ em.
Những dấu hiệu “tố” bạn thiếu sắt
Sắt là một trong những chất khoáng rất quan trọng đối với cơ thể. Nó là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu và làm cho máu có màu đỏ; có vai trò vận chuyển ôxy trong máu đến với các mô trong cơ thể. Sắt cũng là thành phần của myoglobin, có trong cơ vân, có tác dụng dự trữ ôxy cho hoạt động của cơ vân, chúng sẽ kết hợp với các chất dinh dưỡng khác để giải phóng năng lượng cho sự co cơ. Ngoài ra, sắt còn là thành phần cấu tạo của một số loại protein và enzym, có vai trò trong quá trình giải phóng năng lượng khi ôxy hóa các chất dinh dưỡng và ATP (phân tử mang năng lượng).
Hậu quả cần lưu ý của thiếu sắt là thiếu máu thiếu sắt, làm cho số lượng hồng cầu giảm, thường dẫn đến mệt mỏi, trí nhớ kém, chóng mặt, da nhợt nhạt hoặc khó thở…
Khi bị thiếu sắt, có thể thường có những dấu hiệu như: thèm ăn những thứ không phải là thực phẩm (đất sét, vữa tường… Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai); thèm ăn đá lạnh; móng tay giòn, dễ gãy, lõm hình thìa (loạn dưỡng móng chân, tay); môi khô và nứt ở góc môi (gây đau và khó khăn trong ăn uống, nói, cười… ); hội chứng chân không yên (chân bồn chồn, có cảm giác ngứa ran hoặc cảm giác như có côn trùng bò bên trong chân gây khó chịu mà không rõ nguyên nhân); sưng lưỡi (gây khó khăn trong việc nhai, nuốt hoặc nói)…
Ở nước ta, thiếu máu do thiếu chất sắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Thiếu máu giảm khả năng tập trung học tập, trẻ thiếu máu sẽ thiếu năng lượng cho việc học tập, vui chơi ảnh hưởng tới kết quả học tập và phát triển trí tuệ. Ở phụ nữ, làm gia tăng nguy cơ tử vong thai phụ và trẻ em sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao, yếu ớt, chậm phát triển.
Nếu đang tìm Viên uống bổ máu cho phụ nữ mang thai, hãy xem ngay bài viết viên uống bổ máu này nhé. Sẽ rất bổ ích cho bạn. Còn nếu cần tư vấn thêm, đừng ngại ngần gọi cho chúng tôi ngay nhé!
Các lưu ý khi dùng thuốc chứa sắt
Chỉ bổ sung bằng thuốc chứa sắt trong các trường hợp: Thiếu máu thiếu sắt cấp tính, hay kéo dài; phòng thiếu máu thiếu sắt cho những đối tượng có nguy cơ cao thiếu sắt như phụ nữ có thai, hội chứng suy dinh dưỡng, sau cắt dạ dày…
Những bệnh thiếu máu không do thiếu sắt (thiếu máu huyết tán, thiếu máu do nhiễm độc chì, thiếu máu do bệnh Thalassémie, suy tủy…) thì không được dùng thuốc có sắt.
Trên thị trường thuốc chứa sắt có nhiều loại: Có thể dưới dạng sản phẩm đơn thành phần (chỉ chứa sắt) hoặc phối hợp với acid folic, vitamin B12, vitamin C…; được bào chế dưới dạng viên (nén, nang, bao phim), hỗn dịch, dung dịch, sirô, thuốc giọt… Acid folic được thêm vào để hạn chế sự rối loạn tiêu hóa thường có liên quan với hầu hết các chế phẩm sắt uống và đề phòng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu folat và cũng là một chất rất cần thiết với bà bầu (phòng ngừa dị tật thai nhi). Vitamin C giúp tăng sự hấp thu sắt và tăng sức đề kháng cho cơ thể…
Khi bổ sung sắt bằng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng tránh quá liều (nhất là khi dùng liều cao, kéo dài). Vì khi thừa sắt, nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe sẽ xảy ra như: mệt mỏi, căng thẳng, tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn… thậm chí là các vấn đề nghiêm trọng như tổn thương gan, gây ra các vấn đề về tim mạch, tiểu đường, viêm khớp, ung thư… Nồng độ sắt cao còn ức chế việc hấp thụ các chất khác như canxi, kẽm, magie… dẫn tới thiếu hụt các khoáng chất này, cũng sẽ làm cho cơ thể bị rối loạn.
Chế độ dinh dưỡng trong điều trị thiếu máu thiếu sắt
Vậy, ăn gì bổ máu? Chế độ dinh dưỡng trong điều trị thiếu máu thiếu sắt bao gồm: đủ năng lượng, giàu đạm nguồn động vật, đủ vitamin C, hạn chế các thực phẩm ảnh hưởng đến hấp thu sắt và chế biến thực phẩm để đảm bảo hấp thu sắt tốt hơn.
Những thực phẩm bổ máu giàu sắt bao gồm:
– Trứng các loại (trứng gà, trứng vịt).
– Gan (bò, lợn, gà, vịt, ngan) và các nội tạng khác (tim, thận).
– Thịt các loại: bò, lợn, gà, vịt.
– Cá, thủy sản: bao gồm cua biển, tôm, cá thu, trai, hàu, cá mòi, cá cơm.
– Các loại rau lá màu xanh như cần tây, rau đay, rau dền các loại, xương xông, lá lốt, rau ngót, rau bí, rau cải xanh, cải soong.
– Quả chín: đu đủ, táo tây, hồng xiêm, lê.
– Đậu đỗ như đỗ tương, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ xanh.
– Các loại thực phẩm bổ sung sắt như bánh bích quy bổ sung sắt, các loại ngũ cốc ăn liền, nước mắm bổ sung sắt, bột mỳ bổ sung sắt, sữa có bổ sung sắt.
– Gạo lứt nhiều sắt hơn gạo xay xát kỹ.
Các thực phẩm ảnh hưởng hấp thu sắt:
Một số thực phẩm cho người thiếu máu không chứa sắt nhưng khi ăn cùng với các loại thực phẩm giàu sắt có thể giúp tăng hấp thu sắt hơn. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt (có trong bưởi, cam, chanh, ổi, dâu tây, nhãn, quýt, ớt, cà chua…). Một cách khác để tăng hấp thu sắt từ nguồn gốc thực vật là ăn cùng thịt trong bữa ăn, thịt cũng là nguồn thực phẩm giàu sắt.
Một số loại thực phẩm ăn vào có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt. Uống cà phê hoặc trà khi ăn có thể làm giảm hấp thu sắt từ 50 – 60%. Phytat trong một số loại ngũ cốc, đậu đỗ, phosphat trong nước coca cola có thể gây trở ngại cho sự hấp thu sắt. Calci cũng có thể làm giảm hấp thu sắt trong bữa ăn, tuy nhiên chỉ nhận thấy các ảnh hưởng khi bổ sung calci với hàm lượng cao hơn là với chế độ ăn giàu calci.
Click để đặt hàng và nhận tư vấn Viên uống bổ máu cho phụ nữ mang thai tại đây !
Bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?
Theo các nhà khoa học, bà bầu cần lượng sắt cho cơ thể 30mg/ngày, nếu không cung cấp đủ, bạn sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.
Vì sao bà bầu cần uống viên sắt?
Hỏi: Tôi được biết phụ nữ có thai nhất thiết phải uống viên sắt. Vì sao lại như vậy và có thể dùng loại thuốc nào khác thay thế được không? (Mai Hồng – Từ Liêm, Hà Nội)
Trả lời:
Thạc sỹ Nguyễn Duy Ánh – Phó giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội – trả lời:
Người phụ nữ bình thường khi có thai không nên dùng bất cứ thuốc gì trừ viên sắt có acid folic (vitamin B9). Sắt và acid folic giúp tạo ra hemoglobin và hồng cầu để vận chuyển oxy từ mẹ tới thai. Acid folic còn giúp chuyển hoá protein, glucid, lipit và đặc biệt tạo ra acid nucleic là nền tảng di truyền của nhân tế bào.
Khi có thai nhu cầu sắt và acid folic tăng gấp khoảng 3 lần nên ăn uống bình thường không thể cung cấp đủ được. Hơn nữa thiếu acid folic trong 3 tháng đầu của thai nghén sẽ có nguy cơ bị khuyết tật về ống thần kinh của thai như bệnh nứt ống đốt sống, thoát vị não.
Vì vậy cần bổ sung viên sắt có acid folic ngay từ khi mới có thai. Liều cho người bình thường là 1 viên / 1 ngày (viên sắt folat chứa khoảng 30 mg ion sắt II, 200 mcg acid folic).
Những điều cần biết về cung cấp sắt cho bà bầu
Axit folic, canxi và sắt là ba dưỡng chất không thể thiếu để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu trong 3 tháng đầu, axit folic đóng vai trò chủ đạo trong thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu thì ở giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ, sắt và canxi cũng không chịu “lép vế”
Bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày là tốt cho con?
Bệnh thiếu máu hay thiếu hụt sắt thường xảy ra khi các tế bào máu không đủ sắt (hay các hồng cầu) để vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể. Biểu hiện phổ biến nhất của chứng bệnh thiếu máu khi mang thai là thở hổn hển và thấy mệt mỏi.
Bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào?
Trước khi mang thai, cơ thể bạn cần 15milligrams (mg) sắt mỗi ngày. Đây là một lượng vi chất không nhỏ và nhiều người thường không đáp ứng đủ lượng sắt cho cơ thể như khuyến nghị.
Khi có bầu, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi (30mg/ngày). Nếu không cung cấp đủ, bạn sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.
Bổ sung sắt đúng cách trong điều trị thiếu máu
Bệnh thiếu máu do thiếu sắt
Khi lượng sắt trong thực phẩm không cung cấp đủ hay có sự rối loạn hấp thu chất sắt trong cơ thể, hoặc các tế bào hồng cầu không sản sinh ra đủ do cơ thể mất máu nhiều, sẽ gây nên tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và dần dần sẽ gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Bệnh thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý rất thường gặp ở vùng dân cư có mức sống thấp, chế độ dinh dưỡng kém, người có tiền sử bệnh mãn tính hay bị thiếu máu, phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt…
Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt như:
Do mất máu nhiều trong giai đoạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu chất sắt.
Bệnh lý ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày… nên cơ thể không hấp thu tốt chất sắt.
Không cung cấp đủ sắt cho nhu cầu tăng cao ở phụ nữ đang mang thai hay cho con bú hoặc trẻ em trong giai đoạn dậy thì, phát triển quá nhanh.
Bệnh lý nhiễm khuẫn mạn tính, ảnh hưởng đến sự tạo máu của cơ thể…
Bổ sung các loại thuốc có chứa sắt là phương pháp chủ yếu trong điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Triệu chứng:
Người bị bệnh thiếu máu do thiếu sắt thường có các biểu hiện:
Da xanh xao.
Người mệt mỏi, yếu ớt.
Khả năng tập trung kém (ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập).
Hơi thở nông, nhịp tim nhanh.
Chóng mặt, choáng váng.
Nhức đầu và mất ngủ.
Viêm loét miệng, lưỡi.
Móng tay khô, giòn và cong ngược lên trên (móng tay hình muỗng)…
Điều trị:
Bổ sung sắt với các loại thuốc có chứa sắt là phương pháp chủ yếu trong điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Các thuốc này thường chứa sắt ở dạng muối sulfat, muối gluconat hay muối fumarate.
Những lưu ý khi bổ sung sắt:
Phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc, tránh bổ sung sắt quá liều trong một thời gian dài, sẽ gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường…
Các tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hay táo bón.
Khi uống thuốc cần tránh xa các bữa ăn 1 – 2 giờ, vì thức ăn làm giảm sự hấp thu sắt.
Không uống nước chè, sữa, cà phê… ngay sau khi uống thuốc vì làm giảm hấp thu sắt.
Tránh phối hợp chung sắt với các thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin và nhóm quinolon, thuốc kháng acid, hoóc-môn tuyến giáp… vì làm giảm sự hấp thu sắt.
Vitamin C làm tăng sự hấp thu sắt nên thường được phối hợp với nhau.
Bên cạnh việc bổ sung sắt, cần kết hợp các phương pháp sau đây:
Tăng cường chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt với các thực phẩm như thịt, đậu, bánh mì nguyên cám, trái cây, rau xanh…
Các bệnh lý gây ảnh hưởng đến sự hấp thu chất sắt của cơ thể cần phải được chữa trị thật tốt.
Bạn cần thông tin Viên uống bổ máu cho phụ nữ mang thai? Liên hệ ngay: 098.460.853 – (024) 3 787 6095 Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Rồng Việt là công ty chuyên phân phối các sản phẩm cao cấp trên thế giới về thực phẩm chức năng giúp làm đẹp và nâng cao sức khỏe, đã có uy tín trên thị trường chăm sóc sức khỏe trên 10 năm nay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới: thực phẩm chức năng không chỉ cung cấp những dinh dưỡng cơ bản mà còn giúp phòng ngừa một số bệnh, tăng cường sức khỏe và làm đẹp. Theo Bộ Y tế Việt Nam: Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, làm đẹp, giúp cơ thể thoải mái, tăng đề kháng và làm giảm thiểu nguy cơ gây bệnh. Chúng tôi cam kết: Sản phẩm nguồn gốc rõ ràng, nhập khẩu chính hãng, được cấp Giấy phép lưu hành bởi Bộ Y Tế & Sẵn sàng đổi trả 100% nếu Khách hàng không hài lòng về sản phẩm hay dịch vụ! TẦM NHÌN Chúng tôi sẽ là một kênh bán hàng trực tuyến uy tín nhất và là địa chỉ cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng với giá cả tốt nhất. SỨ MỆNH: 1. Cùng xây dựng cho thị trường kinh doanh trực tuyến là một kênh bán hàng tiện lợi, nhanh chóng, và uy tín trong nước và vươn ra tầm thế giới. 2. Tạo ra một địa chỉ cung cấp sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất, an toàn với sức khỏe con người, giá tốt và luôn luôn ổn định. Click đăng ký để được tư vấn về viên uống bổ máu nhé !
Thực phẩm chức năng bổ sung sắt Fenulin 30 viên
“Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”
Thành phần cấu tạo:
Thành phần chính: Ferrous fumarate (anhydrous 32% Fe) 84.375 mg, Folic acid 75 mcg, Inulin( FOS – fructo oligosaccharide) 75 mg. – Thành phần phụ: Lecithin, bees was, soybean oil.
Công dụng:
Thực phẩm chức năng bổ sung sắt Fenulin chứa thành phần Folic Acid, Inulin, Ferrous Fumarate… bổ sung sắt và Folic Acid cho phụ nữ có thai và cho con bú, hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cho phụ nữ mang thai và các trường hợp mất máu do rong kinh, rong huyết, do chấn thương, phẫu thuật… Kết hợp bổ sung chất xơ tự nhiên tốt cho hệ tiêu hóa, phòng và giảm chứng táo bón.
Đối tượng sử dụng:
– Người trưởng thành thiếu máu do thiếu sắt
– Phụ nữ đang mang thai, dự định mang thai và đang cho con bú, thích hợp dùng cho phụ nữ có thai thường gặp các chứng thai nghén như nôn, buồn nôn, táo bón, khó tiêu
– Người mất máu do rong kinh, băng huyết, mất máu, thiếu máu do chấn thương, mất máu do phẫu thuật, phẫu thuật trĩ
Hướng dẫn sử dụng và bảo quản:
– Uống 1 viên/ngày, tốt nhất là vào buổi sáng trước khi ăn
– Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao
– Để xa tầm tay trẻ em
Mọi chi tiết về sản phẩm vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi để được tư vấn miễn phí ! Hotline: (024)3.787.6095
Bao nhiêu sắt thì đủ ?
Nhu cầu sắt của cơ thể thay đổi và phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính và tình trạng sức khỏe. Nhìn chung, liều cần mỗi ngày của nam giới là 1mg, phụ nữ – 1,4 mg, cụ thể:
– Trẻ em từ 1 – 10 tuổi cần 7 – 10mg mỗi ngày
– Phụ nữ từ 19 – 50 tuổi cần 18mg mỗi ngày
– Phụ nữ đang mang thai cần 27mg 1 ngày
– Phụ nữ cho con bú cần 9 đến 10mg 1 ngày
– Nam giới từ 19 tuổi trở lên cần 8mg 1 ngày
Tuy nhiên hàng ngày nên cung cấp cho cơ thể nhiều hơn, tức khoảng 10-20mg, bởi chỉ duy nhất khoảng 10% sắt được hấp thụ ở đại trực tràng và ruột non. Đa số còn lại bị đào thải ra ngoài.
Cơ thể chúng ta có thể hấp thụ 2 loại sắt: sắt có trong thịt động vật như thịt bò, thịt gà, cá và sắt có nguồn gốc thực vật có trong các loại đỗ và gia vị.
Có thể cung cấp sắt cho cơ thể đơn giản nhất thông qua áp dụng thực đơn thích hợp. Vị trí đứng đầu danh mục thức ăn giàu nguyên tố vi khoáng này là thịt, nhất là gan và nội tạng (tim, cật, lòng…) động vật. Cơ thể hấp thụ sắt có nguồn gốc động vật tốt hơn từ thực vật. Vì thế những người ăn chay đặc biệt cần quan tâm yêu cầu làm phong phú thực đơn. Rau (cải Brucxen, súp lơ, đậu nành, đậu Hà Lan) gạo lứt, lạc vừng, hạt hướng dương, hạt bí…cũng giàu sắt.
Thực ra, việc ăn uống bạn có thể vẫn bổ sung sắt vào cơ thể, nhưng lượng này sẽ không đủ và khó kiểm soát. Đơn giản là bạn không thể biết trong thịt có bao nhiêu mg sắt, trong rau có lượng sắt ra sao, đến các chuyên gia còn rất khó để phân tích những thông số này.
Ngược lại, bổ sung sắt bằng các viên sắt cho phụ nữ mang thai và cho người thiếu sắt sẽ dễ kiểm soát lượng hấp thụ hơn, vì đa số sẽ được điều chế dưới dạng viên nén, bạn hoàn toàn có thể đọc thông tin ở bao bì sản phẩm để biết lượng sắt cung cấp là bao nhiêu để điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của cơ thể, tránh tình trạng bổ sung thừa hoặc thiếu sắt.
Nếu đang tìm thông tin Viên uống bổ máu cho phụ nữ mang thai? Không cần tìm viên uống bổ máu ở đâu nữa vì chúng tôi là đơn vị phân phối dòng sản phẩm cho phụ nữ mang thai toàn quốc. Đảm bảo chính hãng – Giá cả hợp lý.