Nội Dung Chính [Hide]
Thực phẩm chức năng bổ sung sắt Fenulin 30 viên
“Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”
Thành phần cấu tạo:
Thành phần chính: Ferrous fumarate (anhydrous 32% Fe) 84.375 mg, Folic acid 75 mcg, Inulin( FOS – fructo oligosaccharide) 75 mg. – Thành phần phụ: Lecithin, bees was, soybean oil.
Công dụng:
Thực phẩm chức năng bổ sung sắt Fenulin chứa thành phần Folic Acid, Inulin, Ferrous Fumarate… bổ sung sắt và Folic Acid cho phụ nữ có thai và cho con bú, hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cho phụ nữ mang thai và các trường hợp mất máu do rong kinh, rong huyết, do chấn thương, phẫu thuật… Kết hợp bổ sung chất xơ tự nhiên tốt cho hệ tiêu hóa, phòng và giảm chứng táo bón.
Đối tượng sử dụng:
– Người trưởng thành thiếu máu do thiếu sắt
– Phụ nữ đang mang thai, dự định mang thai và đang cho con bú, thích hợp dùng cho phụ nữ có thai thường gặp các chứng thai nghén như nôn, buồn nôn, táo bón, khó tiêu
– Người mất máu do rong kinh, băng huyết, mất máu, thiếu máu do chấn thương, mất máu do phẫu thuật, phẫu thuật trĩ
Hướng dẫn sử dụng và bảo quản:
– Uống 1 viên/ngày, tốt nhất là vào buổi sáng trước khi ăn
– Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao
– Để xa tầm tay trẻ em
Mọi chi tiết về sản phẩm vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi để được tư vấn miễn phí ! Hotline: (024)3.787.6095
Lý do vì sao cần viên sắt cho người thiếu máu?
Viên sắt cho người thiếu máu là thực phẩm vô cùng cần thiết trong việc điều trị thiếu máu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vì sao người bị bệnh thiếu máu lại cần bổ sung viên sắt trong bài viết dưới đây.
Có đúng thiếu máu là thiếu sắt?
Thiếu máu là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống
Thiếu máu là một tình trạng mà cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển đầy đủ oxy đến các mô. Thiếu máu khiến cho người bệnh trở nên xanh xao, mệt mỏi, sức khoẻ yếu, hay chóng mặt, choáng váng, nhức đầu, mất ngủ,…
Các nguyên nhân thường gặp của bệnh thiếu máu bao gồm:
Thiếu máu do thiếu sắt
Đây là hình thức phổ biến của bệnh thiếu máu. Nguyên nhân chi tiết là do sự thiếu hụt hàm lượng nguyên tố sắt trong cơ thể. Tủy xương của chúng ta cần sắt để tạo ra hemoglobin. Không đủ lượng sắt cần thiết, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ hemoglobin cho các tế bào máu, dẫn đến thiếu máu.
Thiếu máu do thiếu hụt vitamin
Ngoài sắt ra, cơ thể còn cần các chất khác như folate và vitamin B12 để có thể sản xuất đủ số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh đảm bảo quá trình lưu thông khí huyết. Thiếu hụt các chất dinh dưỡng này có thể gây giảm sản xuất tế bào máu đỏ. Ngoài ra, thiếu hụt còn do cơ thể một số người không có khả năng hấp thụ vitamin B12.
Thiếu máu do bệnh mãn tính
Một số bệnh mãn tính như ung thư, HIV/AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn… có thể cản trở việc sản xuất tế bào hồng cầu, dẫn đến thiếu máu mãn tính. Ngoài ra, suy thận cũng có thể là nguyên nhân gây ra thiếu máu.
Thiếu máu aplastic
Nguyên nhân này thực tế tương đối hiếm gặp. Đây là trường hợp thiếu máu có khả năng đe dọa đến tính mạng, nguồn gốc là sự suy giảm khả năng của tủy xương để sản xuất cả ba loại tế bào máu – tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Thiếu máu liên quan tới bệnh tủy xương
Một loạt các bệnh như bạch cầu và loạn sản tủy có thể gây ra thiếu máu do chúng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất máu trong tủy xương. Một vài bệnh ung thư khác của máu hoặc tủy xương, chẳng hạn như đa u tuỷ, rối loạn tăng sinh tủy và ung thư hạch, cũng có thể gây thiếu máu.
Thiếu máu tán huyết
Thiếu máu tán huyết phát triển khi các tế bào máu đỏ bị phá hủy với tốc độ nhanh hơn tốc độ tủy xương có thể tạo ra chúng để bù đắp sự thiếu hụt. Một số bệnh về máu có thể làm tăng sự phá hủy tế bào máu đỏ như: rối loạn tự miễn dịch khiến cơ thể sản xuất kháng thể với chính các tế bào máu đỏ và phá hủy chúng. Ngoài ra, một số loại thuốc, chẳng hạn như một số thuốc kháng sinh dùng để điều trị nhiễm trùng, cũng có thể phá vỡ các tế bào máu đỏ.
Thiếu máu khác
Còn một số các hình thức hiếm của bệnh thiếu máu như thalassemia và thiếu máu do hemoglobin khiếm khuyết, nôm na là do những tế bào hồng cầu có hình dáng bất thường nên sớm tiêu biến, dẫn đến tình trạng thiếu hụt triền miên của các tế bào máu đỏ.
Đôi khi, nguyên nhân của bệnh thiếu máu không nằm trong số các nguyên nhân trên và rất khó có thể được xác định.
Công việc của người thầy thuốc vì thế không chỉ đơn giản là cho ngay thuốc có chất sắt nếu nghi ngờ thiếu máu, mà phải truy tìm lý do dẫn đến thiếu máu để có phác đồ điều trị tương ứng. Vì thế, bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm để được chẩn đoán chính xác nhất, tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tuỳ tiện.
Bạn cần thông tin Thực phẩm bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai? Liên hệ ngay: 098.460.853 – (024) 3 787 6095 Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Rồng Việt là công ty chuyên phân phối các sản phẩm cao cấp trên thế giới về thực phẩm chức năng giúp làm đẹp và nâng cao sức khỏe, đã có uy tín trên thị trường chăm sóc sức khỏe trên 10 năm nay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới: thực phẩm chức năng không chỉ cung cấp những dinh dưỡng cơ bản mà còn giúp phòng ngừa một số bệnh, tăng cường sức khỏe và làm đẹp. Theo Bộ Y tế Việt Nam: Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, làm đẹp, giúp cơ thể thoải mái, tăng đề kháng và làm giảm thiểu nguy cơ gây bệnh. Chúng tôi cam kết: Sản phẩm nguồn gốc rõ ràng, nhập khẩu chính hãng, được cấp Giấy phép lưu hành bởi Bộ Y Tế & Sẵn sàng đổi trả 100% nếu Khách hàng không hài lòng về sản phẩm hay dịch vụ! TẦM NHÌN Chúng tôi sẽ là một kênh bán hàng trực tuyến uy tín nhất và là địa chỉ cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng với giá cả tốt nhất. SỨ MỆNH: 1. Cùng xây dựng cho thị trường kinh doanh trực tuyến là một kênh bán hàng tiện lợi, nhanh chóng, và uy tín trong nước và vươn ra tầm thế giới. 2. Tạo ra một địa chỉ cung cấp sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất, an toàn với sức khỏe con người, giá tốt và luôn luôn ổn định. Click đăng ký để được tư vấn về thực phẩm bổ sung sắt nhé !
Không được tự ý bổ sung sắt, kẽm và canxi
Theo bác sĩ Thân Trọng Thạch (Giảng viên bộ môn Sản, trường ĐH Y Dược Tp.HCM), phụ nữ mang thai bổ sung kẽm, sắt và canxi là cần thiết. Tuy nhiên, thai phụ không nên tự ý mua thuốc về uống. Việc tự ý uống như vậy rất nguy hiểm tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Vì vậy, trước khi có ý định bổ sung khoáng chất, chị em cần đến các cơ sở y tế xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Sản.
Phụ nữ bổ sung kẽm, sắt và canxi có vai trò rất lớn trong quá trình thai kỳ:
Kẽm – yếu tố vi lượng cần thiết
Theo bác sĩ Thạch, kẽm là một trong những yếu tố vi lượng cần thiết cho phụ nữ mang thai. Khi thiếu kẽm nặng, thai phụ có thể thèm ăn, thai nhi chậm phát triển. Do vậy, trong quá trình thai kỳ, các mẹ bầu cần phải bổ sung kẽm vào thực đơn hàng ngày.
“Phụ nữ mang thai cần bổ sung 12mg kẽm/ngày. Tuy nhiên, mức độ an toàn của kẽm trong thai kỳ chưa được Y học chứng minh một cách rõ ràng. Năm 1995, Goldenberg và cs nghiên cứu bổ sung 25mg kẽm/ngày cho 580 thai phụ từ lúc bắt đầu tam cá nguyệt 2 thai kỳ. Kết qủa cho thấy, những đứa trẻ của nhóm thai phụ được bổ sung kẽm có cân nặng trung bình tăng 125g và chu vi vòng đầu tăng 4nm so với trẻ của nhóm thai phụ không được bổ sung sắt”, bác sĩ Thạch cho biết.
Năm 2001, Osendarp và cs nghiên cứu bổ sung 30mg kẽm cho 420 thai phụ từ tuần 12-16 đến lúc sinh. Nhóm trẻ sinh ra từ nhóm thai phụ có bổ sung kẽm giảm nguy cơ tiêu chảy cấp, bệnh kiết lị và bệnh lí về da.
Sắt – khắc phục tình trạng thiếu máu ở thai phụ, thai nhi
Trong quá trình mang thai, phụ nữ cần bổ sung trung bình 1000 mg sắt, bao gồm: 300mg vận chuyển từ mẹ sang con; 200mg cho việc bài tiết và 500mg cho quá trình tạo hồng cầu. Bác sĩ Thân Trọng Thạch cho biết, phần lớn lượng sắt trong cơ thể thai phụ được sử dụng ở nửa sau thai kỳ. Vì vậy, cơ thể mẹ bầu giai đoạn này cần 7mg/ngày. Nhưng, cơ thể mẹ bầu không có sẵn lượng dự trữ sắt nên không bổ sung sẽ dẫn đến thiếu nguyên liệu tạo hồng cầu và thiếu máu thai phụ. Đặc biệt, thai nhi bị ảnh hưởng do không đủ lượng sắt vận chuyển qua bào thai.
Theo khuyến cáo của hiệp hội Nhi khoa và Sản phụ khoa Hoa Kỳ, mỗi ngày phụ nữ mang bầu cần bổ sung ít nhất 27mg sắt. Trường hợp thai phụ béo phì hoặc song thai sẽ tăng lên 60-100mg. “Chị em có thể bổ sung bằng viết sắt đơn thuần hoặc viên đa sinh tố. 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể không cần thiết phải bổ sung sắt vì nhu cầu trong giai đoạn này khá thấp”, bác sĩ Thạch nhấn mạnh.
Sự phát triển của thai phụ thuộc vào cơ chế cân bằng canxi của mẹ
Thông thường, sự phát triển của bào thai phụ thuộc vào cơ chế cân bằng Canxi của mẹ. Do đó, thai phụ cần có chế độ ăn giàu calci để giảm nguy cơ cạn kiệt nguồn canxi từ mẹ, nhất là thai phụ tuổi vị thành niên vẫn còn phát triển hệ xương.
Bác sĩ Thạch khẳng định, bổ sung canxi là cần thiết nhưng không phải tất cả các trường hợp mang thai. Trước đây, người ta cho rằng: Bổ sung canxi thường quy ngăn chặn tiền sản giật nhưng, hiện tại chưa có bằng chứng đủ mạnh để đưa ra kết luận đó!
Nhận tư vấn dòng sản phẩm cho phụ nữ mang thai ngay!
Bổ sung sắt đúng cách
Thiếu sắt là một vấn đề thường gặp. Những đối tượng có nguy cơ cao thiếu sắt như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, phụ nữ có kinh nguyệt nặng, những người hiến máu thường xuyên, người ăn chay hoặc thuần chay; xảy ra phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.
Vậy những biểu hiện nào giúp bạn nhận biết có thể mình bị thiếu chất này và cần lưu ý gì khi bổ sung sắt bằng thuốc?
Ai cần bổ sung sắt?
Bệnh thiếu sắt có thể do chế độ ăn kiêng hoặc ăn uống thiếu khoa học, các chất dinh dưỡng nghèo nàn. Những triệu chứng của bệnh thiếu sắt là: cảm thấy mệt mỏi, rụng tóc, kém tập trung, đau đầu và móng tay giòn, dễ gãy.
Mọi dưỡng chất cung cấp cho cơ thể tốt nhất đều theo cách tự nhiên. Tuy nhiên, đối với những trường hợp sau có thể cần được chỉ định bổ sung sắt như: phụ nữ kinh nguyệt dài, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ sinh thiếu tháng và những người bị rối loạn hấp thụ sắt, đối tượng sau phẫu thuật hoặc bị chảy máu đường tiêu hóa và sinh sản… Liều lượng, thời gian theo chỉ định của bác sĩ.
Bao nhiêu sắt thì đủ ?
Nhu cầu sắt của cơ thể thay đổi và phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính và tình trạng sức khỏe. Nhìn chung, liều cần mỗi ngày của nam giới là 1mg, phụ nữ – 1,4 mg, cụ thể:
– Trẻ em từ 1 – 10 tuổi cần 7 – 10mg mỗi ngày
– Phụ nữ từ 19 – 50 tuổi cần 18mg mỗi ngày
– Phụ nữ đang mang thai cần 27mg 1 ngày
– Phụ nữ cho con bú cần 9 đến 10mg 1 ngày
– Nam giới từ 19 tuổi trở lên cần 8mg 1 ngày
Tuy nhiên hàng ngày nên cung cấp cho cơ thể nhiều hơn, tức khoảng 10-20mg, bởi chỉ duy nhất khoảng 10% sắt được hấp thụ ở đại trực tràng và ruột non. Đa số còn lại bị đào thải ra ngoài.
Cơ thể chúng ta có thể hấp thụ 2 loại sắt: sắt có trong thịt động vật như thịt bò, thịt gà, cá và sắt có nguồn gốc thực vật có trong các loại đỗ và gia vị.
Có thể cung cấp sắt cho cơ thể đơn giản nhất thông qua áp dụng thực đơn thích hợp. Vị trí đứng đầu danh mục thức ăn giàu nguyên tố vi khoáng này là thịt, nhất là gan và nội tạng (tim, cật, lòng…) động vật. Cơ thể hấp thụ sắt có nguồn gốc động vật tốt hơn từ thực vật. Vì thế những người ăn chay đặc biệt cần quan tâm yêu cầu làm phong phú thực đơn. Rau (cải Brucxen, súp lơ, đậu nành, đậu Hà Lan) gạo lứt, lạc vừng, hạt hướng dương, hạt bí…cũng giàu sắt.
Thực ra, việc ăn uống bạn có thể vẫn bổ sung sắt vào cơ thể, nhưng lượng này sẽ không đủ và khó kiểm soát. Đơn giản là bạn không thể biết trong thịt có bao nhiêu mg sắt, trong rau có lượng sắt ra sao, đến các chuyên gia còn rất khó để phân tích những thông số này.
Ngược lại, bổ sung sắt bằng các viên sắt cho phụ nữ mang thai và cho người thiếu sắt sẽ dễ kiểm soát lượng hấp thụ hơn, vì đa số sẽ được điều chế dưới dạng viên nén, bạn hoàn toàn có thể đọc thông tin ở bao bì sản phẩm để biết lượng sắt cung cấp là bao nhiêu để điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của cơ thể, tránh tình trạng bổ sung thừa hoặc thiếu sắt.
Nếu đang tìm thông tin Thực phẩm bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai? Không cần tìm thực phẩm bổ sung sắt ở đâu nữa vì chúng tôi là đơn vị phân phối dòng sản phẩm cho phụ nữ mang thai toàn quốc. Đảm bảo chính hãng – Giá cả hợp lý.
Các lưu ý khi dùng thuốc chứa sắt
Chỉ bổ sung bằng thuốc chứa sắt trong các trường hợp: Thiếu máu thiếu sắt cấp tính, hay kéo dài; phòng thiếu máu thiếu sắt cho những đối tượng có nguy cơ cao thiếu sắt như phụ nữ có thai, hội chứng suy dinh dưỡng, sau cắt dạ dày…
Những bệnh thiếu máu không do thiếu sắt (thiếu máu huyết tán, thiếu máu do nhiễm độc chì, thiếu máu do bệnh Thalassémie, suy tủy…) thì không được dùng thuốc có sắt.
Trên thị trường thuốc chứa sắt có nhiều loại: Có thể dưới dạng sản phẩm đơn thành phần (chỉ chứa sắt) hoặc phối hợp với acid folic, vitamin B12, vitamin C…; được bào chế dưới dạng viên (nén, nang, bao phim), hỗn dịch, dung dịch, sirô, thuốc giọt… Acid folic được thêm vào để hạn chế sự rối loạn tiêu hóa thường có liên quan với hầu hết các chế phẩm sắt uống và đề phòng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu folat và cũng là một chất rất cần thiết với bà bầu (phòng ngừa dị tật thai nhi). Vitamin C giúp tăng sự hấp thu sắt và tăng sức đề kháng cho cơ thể…
Khi bổ sung sắt bằng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng tránh quá liều (nhất là khi dùng liều cao, kéo dài). Vì khi thừa sắt, nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe sẽ xảy ra như: mệt mỏi, căng thẳng, tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn… thậm chí là các vấn đề nghiêm trọng như tổn thương gan, gây ra các vấn đề về tim mạch, tiểu đường, viêm khớp, ung thư… Nồng độ sắt cao còn ức chế việc hấp thụ các chất khác như canxi, kẽm, magie… dẫn tới thiếu hụt các khoáng chất này, cũng sẽ làm cho cơ thể bị rối loạn.
Những dấu hiệu “tố” bạn thiếu sắt
Sắt là một trong những chất khoáng rất quan trọng đối với cơ thể. Nó là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu và làm cho máu có màu đỏ; có vai trò vận chuyển ôxy trong máu đến với các mô trong cơ thể. Sắt cũng là thành phần của myoglobin, có trong cơ vân, có tác dụng dự trữ ôxy cho hoạt động của cơ vân, chúng sẽ kết hợp với các chất dinh dưỡng khác để giải phóng năng lượng cho sự co cơ. Ngoài ra, sắt còn là thành phần cấu tạo của một số loại protein và enzym, có vai trò trong quá trình giải phóng năng lượng khi ôxy hóa các chất dinh dưỡng và ATP (phân tử mang năng lượng).
Hậu quả cần lưu ý của thiếu sắt là thiếu máu thiếu sắt, làm cho số lượng hồng cầu giảm, thường dẫn đến mệt mỏi, trí nhớ kém, chóng mặt, da nhợt nhạt hoặc khó thở…
Khi bị thiếu sắt, có thể thường có những dấu hiệu như: thèm ăn những thứ không phải là thực phẩm (đất sét, vữa tường… Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai); thèm ăn đá lạnh; móng tay giòn, dễ gãy, lõm hình thìa (loạn dưỡng móng chân, tay); môi khô và nứt ở góc môi (gây đau và khó khăn trong ăn uống, nói, cười… ); hội chứng chân không yên (chân bồn chồn, có cảm giác ngứa ran hoặc cảm giác như có côn trùng bò bên trong chân gây khó chịu mà không rõ nguyên nhân); sưng lưỡi (gây khó khăn trong việc nhai, nuốt hoặc nói)…
Ở nước ta, thiếu máu do thiếu chất sắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Thiếu máu giảm khả năng tập trung học tập, trẻ thiếu máu sẽ thiếu năng lượng cho việc học tập, vui chơi ảnh hưởng tới kết quả học tập và phát triển trí tuệ. Ở phụ nữ, làm gia tăng nguy cơ tử vong thai phụ và trẻ em sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao, yếu ớt, chậm phát triển.
Nếu đang tìm Thực phẩm bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai, hãy xem ngay bài viết thực phẩm bổ sung sắt này nhé. Sẽ rất bổ ích cho bạn. Còn nếu cần tư vấn thêm, đừng ngại ngần gọi cho chúng tôi ngay nhé!
Cần bổ sung sắt định kỳ
Tổ chức Y tế thế giới vừa đưa ra các hướng dẫn bổ sung sắt định kỳ cho trẻ em cả hai giới (2-12 tuổi), trẻ gái sau khi có kinh nguyệt và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Việc bổ sung theo phác đồ một viên sắt mỗi tuần liên tục ba tháng rồi nghỉ, ba tháng sau tiếp tục bổ sung trong ba tháng và lặp lại chu kỳ này.
Khuyến nghị này khá quan trọng khi mà tỉ lệ thiếu máu ở người dân tại TP.HCM còn khá cao, đặc biệt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và thanh niên công nhân nhập cư với tỉ lệ thiếu máu xấp xỉ 20% (tỉ lệ thiếu máu từ 20% trở lên được định nghĩa là tỉ lệ cao cần can thiệp cộng đồng).
Phác đồ bổ sung cách quãng này chỉ áp dụng ở mức cộng đồng đại trà và liều bổ sung này thấp. Do đó nếu bệnh nhân thật sự được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt tại cơ sở y tế sẽ được bác sĩ cho sử dụng sắt ở liều nhiều hơn.
Thiếu máu ở trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ do nhiều nguyên nhân: do chế độ ăn thiếu chất sắt, tăng nhu cầu trong giai đoạn tăng trưởng ở trẻ em và phụ nữ mang thai, mất máu kéo dài do ký sinh trùng như sốt rét, nhiễm giun móc. Phần lớn thiếu máu là do thiếu chất sắt, tuy nhiên cũng có tỉ lệ nhỏ thiếu máu do nguyên nhân khác và chỉ được chẩn đoán khi làm các xét nghiệm cần thiết tại cơ sở y tế.
Chất sắt được dự trữ trong cơ thể, do đó có thể đưa vào cơ thể một lần trong tuần và cơ thể dự trữ để sử dụng trong các ngày tiếp theo. Một trong những nguyên nhân chỉ cần bổ sung sắt một lần/tuần là vì tế bào biểu bì ruột non có đời sống trung bình 5-6 ngày và có khả năng giới hạn trong hấp thu chất sắt, việc bổ sung cách mỗi tuần sẽ giúp các tế bào mới biểu bì ruột non hấp thu sắt và từ đó gia tăng hiệu quả hấp thu sắt vào cơ thể. Bổ sung chất sắt cách quãng (một lần/tuần) cũng giúp tránh tình trạng ức chế hấp thu các khoáng chất khác (ví dụ canxi, manhê, kẽm…) tại ruột non do hàm lượng sắt cao. Bổ sung sắt cách quãng cũng phù hợp đối tượng nhiễm trùng mãn tính đặc biệt do sốt rét, khi mà trong các bệnh lý này cung cấp chất sắt thường xuyên sẽ làm vi trùng và ký sinh trùng phát triển nhanh hơn. Cuối cùng theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung sắt cách quãng sẽ giúp giảm tác dụng phụ của chất sắt khi sử dụng (buồn nôn, đau bụng hay tiêu phân đen…) và gia tăng tuân thủ điều trị phác đồ bổ sung hằng ngày.
Ngoài việc bổ sung chất sắt, chúng ta còn cần sử dụng thực phẩm giàu chất sắt. Chất sắt có nhiều trong thức ăn động vật (thịt, cá, trứng…) và ít trong thức ăn thực vật. Bên cạnh đó thực đơn nhiều rau quả giàu vitamin C giúp hấp thu tốt chất sắt và nên ít sử dụng trà, cà phê bởi chúng làm ức chế hấp thu chất sắt. Tẩy giun định kỳ mỗi năm 2-3 lần cũng là giải pháp giúp phòng chống thiếu máu.
Thông tin cần biết về thực phẩm bổ sung sắt
Vai trò của sắt trong cơ thể
Sắt là một trong những chất dinh dưỡng dồi dào nhất trong cơ thể. Sắt có trong tế bào và là chất cần thiết để duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch, duy trì các cơ bắp và điều chỉnh sự phát triển của tế bào. Vì thế hấp thụ đủ lượng sắt trong bữa ăn hàng ngày là rất quan trọng. Đối với những người phụ nữ mang thai, bé gái tuổi dậy thì và những người thiếu máu cần thiết phải bổ sung sắt, đặc biệt là mẹ bầu, sắt giúp tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Thiếu sắt sẽ nguy hiểm
Nếu thiếu sắt, sự vận chuyển ôxy đến các mô cơ sẽ giảm sút, làm cho cơ thể mệt mỏi kém tập trung, trí nhớ kém, hay quên. Khi thiếu máu khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu bị giảm, gây hiện tượng tim đập nhanh, hoa mắt, mệt mỏi, hay ngủ gật. Theo nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, thiếu sắt xảy ra trong giai đoạn niên thiếu, sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ, hệ thần kinh.
Thiếu máu trong thời kỳ mang thai là một trong những nguyên nhân gây sảy thai, sinh non, băng huyết sau sinh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thai nhi: suy dinh dưỡng bào thai, chậm phát triển thể chất và trí tuệ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, 43% phụ nữ không mang thai trong độ tuổi 15 – 50 ở các nước đang phát triển bị thiếu máu. Trong thời kỳ mang thai, tỷ lệ này tăng lên 56%. 80% các trường hợp thiếu máu thường có nguyên nhân do thiếu sắt.
Với thông tin Thực phẩm bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai giúp bạn yên tâm về sức khỏe. Đăng ký tư vấn gọi ngay (024) 3 787 6095
Click để đặt hàng và nhận tư vấn Thực phẩm bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai tại đây !