Máu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sự sống. Mỗi thành phần trong máu đều có những nhiệm vụ riêng biệt bao gồm:
✌️Bạch cầu giúp chống nhiễm trùng
✌️Hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy đến các bộ phận của cơ thể
✌️Tiểu cầu sẽ hỗ trợ cho quá trình đông máu và giúp ngăn ngừa tình trạng xuất huyết
Khi những thành phần này xuất hiện những vấn đề bất thường đều sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người, thậm chí gây ra bệnh không thể chữa khỏi. Một số bệnh về máu phổ biến có thể kể đến như:
⚡Thiếu máu do thiếu Sắt
Thiếu máu do thiếu Sắt là tình trạng thiếu máu xảy ra do cơ thể không đủ Sắt đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu vì những nguyên nhân khác nhau. Có khoảng 50% phụ nữ mang thai, 20% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị thiếu máu do thiếu Sắt.
Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe cũng như năng suất lao động của người bệnh. Về lâu dài tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đặc biệt là phụ nữ có thai như: nhiễm trùng, băng huyết sau sinh nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, rối loạn kinh nguyệt, trầm cảm sau sinh, …
Thông thường, thiếu máu ở mức độ nhẹ sẽ không có quá nhiều ảnh hướng tới sức khỏe, tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể cảm nhận được những dấu hiệu như: mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, khó tập trung hay giảm năng suất làm việc, da xanh xao, lông, tóc, móng khô dễ gãy, đau ngực, khó thở.
⚡Tan máu bẩm sinh (Thalassemia)
Đây là một nhóm bệnh gây ra do sự khiếm khuyết trong sự tổng hợp huyết sắc tố. Bệnh có yếu tố di truyền – bẩm sinh và gặp ở cả nam và nữ, với hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ Sắt trong cơ thể.
Đối với người mang gen Thalassemia thể nhẹ thường không cần điều trị và thường phát triển bình thường. Trong khi đó, người bệnh thể nặng có thể gặp phải những biến chứng nặng nề như: biến dạng xương mặt, suy tuyến nội tiết, chậm phát triển, suy gan, xơ gan, suy tim, …
⚡Xuất huyết giảm tiểu cầu
Đây là bệnh lý xuất huyết do tình trạng suy giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Những dấu hiệu điển hình của bệnh có thể kể đến như người bệnh dễ bị bầm tím, chảy máu hoặc nổi các nốt ban xuất huyết. Nếu bệnh tiến triển đến mức độ nghiêm trọng có thể gây ra xuất huyết ở màng não, đường niệu hoặc tiêu hoá và rối loạn chức năng khác của cơ thể, …
⚡Rối loạn đông máu
Rối loạn đông máu là một bệnh lý do nhiều nguyên nhân, rất nguy hiểm vì không thể điều trị triệt để và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây tàn tật và thậm chí dẫn đến tử vong.
Người mắc phải bệnh này thường xuất hiện tình trạng máu bị chảy ra quá nhiều hoặc đông máu quá mức. Cụ thể, người bệnh thường bị chảy máu nhiều nơi trên cơ thể điển hình là: nướu răng, đường tiêu hóa, cơ bắp, bàng quang, … Thậm chí là chảy máu trong khớp, dẫn đến tình trạng viêm, thoái hóa và gây biến dạng khớp.
Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị mất ý thức, phương hướng và tổn thương não do xuất huyết làm tăng áp lực nội hộp sọ.
Ngoài ra, những người bị rối loạn đông máu thường có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch. Tình trạng này sẽ tạo ra các cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu, có thể vỡ ra bất cứ lúc nào. Các cục máu đông sau khi vỡ sẽ đi khắp nơi, gây ra nguy cơ đột quỵ, thuyên tắc phổi, đau tim, …
⚡Nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết là căn bệnh xảy ra khi bị virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào máu khiến cho người bệnh xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp tim, sốt cao, tụt huyết áp và khó thở, …
Trong trường hợp nhiễm trùng huyết ở mức độ nặng, bệnh nhân có nguy cơ cao bị sốc nhiễm trùng hay thậm chí là tử vong.
⚡Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu hay còn gọi là bệnh ung thư máu hoặc bệnh máu trắng. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, xảy ra khi các tế bào bạch cầu phát triển một cách bất thường, gây tắc nghẽn tủy xương, ngăn chặn tủy xương sản xuất các tế bào máu cần thiết khác.