Viên bổ máu ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều người và được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt những người bị thiếu máu thiếu Sắt và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, muốn sử dụng cần được tư vấn với chuyên gia y tế, trường hợp sử dụng không phù hợp sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
1️⃣Thiếu máu và sự chuyển hóa Sắt trong cơ thể
Thiếu máu thiếu Sắt được biết đến như một loại bệnh khá phổ biến hiện nay. Vì thế có rất nhiều người sử dụng viên bổ máu để bổ sung Sắt vào cơ thể. Để cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu Sắt, trước tiên cần hiểu được sự chuyển hóa Sắt trong cơ thể và nguyên nhân dẫn đến thiếu máu.
Khi Sắt đi vào cơ thể được hòa tan tại dạ dày và tồn tại ở dạng hóa trị II, sau đó sẽ di chuyển xuống niêm mạc ruột bằng chất vận chuyển apoferritin, chuyển hóa thành phức học có hóa trị III và được đi vào máu đến các mô. Sau khi đến các mô thì Sắt được tách ra, tập trung chủ yếu trong tủy xương để kết hợp với globulin và sinh ra hồng cầu. Còn apoferritin sẽ quay trở lại ruột thực hiện chu trình tiếp theo. Quá trình hình thành máu chịu sự chi phối bởi các yếu tố như Sắt, acid folic và vitamin B12. Trong trường hợp thiếu một trong ba thành phần trên có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu Sắt. Sử dụng viên bổ máu sẽ giúp bổ sung Sắt và ít gây tai biến đối với những trường hợp có triệu chứng thiếu máu do thiếu Sắt.
2️⃣Những đối tượng nên được khuyến nghi sử dụng viên bổ máu
Với một số trường hợp thiếu máu thiếu Sắt nhẹ có thể điều chỉnh bằng cách thực hiện chế độ ăn có sử dụng các loại thực phẩm giàu Sắt, còn với những trường hợp nặng hơn thì cần bổ sung thực phẩm giàu Sắt chất lượng cao và độ hấp thu tốt. Một số trường hợp nên uống viên bổ máu bao gồm:
✅Những người bị mất máu nhiều hoặc tình trạng thiếu máu nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh nhân đang trong quá trình chạy thận, những người bị đi tiểu ra máu, những người có chu kì kinh nguyệt kéo dài và có hiện tượng rong kinh hoặc những người bị xuất huyết đường tiêu hóa, … đều dẫn đến tình trạng thiếu máu và cần được bổ sung viên bổ máu theo chỉ định của bác sĩ.
✅Bệnh nhân suy dinh dưỡng. Những người khỏe mạnh có chế độ ăn hợp lý có thể đảm bảo lượng chất dinh dưỡng bao gồm cả Sắt trong nhu cầu hàng ngày. Tuy nhiên, với những người bị suy dinh dưỡng thì việc bổ sung Sắt thông qua chế độ ăn không đủ để đáp ứng nhu cầu của họ. Vì vậy họ cần bổ sung Sắt từ các nguồn thực phẩm chất lượng cao khác.
✅Phụ nữ mang thai. Trước và trong giai đoạn thai kỳ, việc bổ sung Sắt đóng vai trò khá quan trọng. Trước khi mang thai cơ thể phụ nữ cần 15 mg Sắt mỗi ngày. Khi có thai lượng sắt cần cho cơ thể tăng gấp đôi khoảng 30 mg/ngày, vì nếu không cung cấp đủ sẽ mắc chứng thiếu máu và ảnh hưởng đến thai nhi.
✅Những trường hợp có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém. Người cao tuổi hoặc những người mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày, ruột, niêm mạc ruột thì khả năng hấp thu chất dinh dưỡng bao gồm cả Sắt khá kém. Vì vậy những đối tượng này cần bổ sung thêm dưỡng chất thông qua các loại thực phẩm chất lượng cao.
3️⃣Một vài lưu ý khi lựa chọn các loại viên bổ máu
Trên thị trường có rất nhiều loại viên bổ máu với thành phần, công dụng khác nhau. Vì vậy, trước khi đưa ra quyết định lựa chọn một loại viên bổ máu cần lưu ý một số các điểm sau để có thể lựa chọn được sản phẩm tốt phù hợp với sức khỏe của mỗi người.
✅Thành phần tốt và an toàn
Các sản phẩm có chứa Sắt ở dạng Sắt hữu cơ được đánh giá dễ hấp thu và ít gây tác dụng phụ nhất. Khi sử dụng viên bổ máu chứa Sắt hữu cơ sẽ hạn chế được tác dụng phụ như buồn nôn, nóng trong, mụn nhọt, táo bón, …
Trong quá trình tạo máu của cơ thể không thể thiếu các dưỡng chất chính quan trọng như Sắt, Acid folic, … Vì vậy nên lựa chọn sản phẩm có chứa các thành phần này.
– Sắt: Là thành phần chủ yếu tạo nên Hemoglobin – một protein giàu Sắt và là thành phần chính của tế bào hồng cầu. Hemoglobin có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô. Từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng khả năng tập trung của trí não, giảm sự mệt mỏi, giải phóng năng lượng, Có 3 loại Sắt bao gồm: Ferrous sulfate (sắt sulfate), Ferrous gluconate (sắt gluconate), Ferric fumarate (sắt fumarate). Trong đó, hai loại Sắt hữu cơ: Sắt fumarate và Sắt gluconate được khuyên dùng do đây là hai loại Sắt được hấp thu tốt và dễ dàng hơn, không gây lắng cặn tại cơ quan, tổ chức khác, sẽ đào thải khi dư thừa, đảm bảo an toàn cũng như giảm thiểu tác dụng phụ khi dùng.
– Acid folic: là một vitamin tan trong nước, một chất rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào cũng như sự hình thành của tế bào máu.
✅Nguồn gốc uy tín
Hiện nay, trên thị trường tràn lan các sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được cấp phép bởi Bộ Y tế hoặc những sản phẩm nước ngoài của các thương hiệu lớn, nổi tiếng và tìm mua tại các cơ sở và nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng.
✅Tác dụng phụ của Sắt
Một số tác dụng phụ của các sản phẩm giúp bổ máu nói chung và viên bổ sung Sắt nói riêng có thể gặp phải là; buồn nôn, nóng trong, táo bón, nổi mụn, … Những tác dụng phụ này đều ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe và tâm lý của người dùng. Do đó, nên xem xét kỹ lưỡng tác dụng phụ và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.